Chầm chậm hao mòn

Đơn giản, không tự mê thái quá, để chầm chậm quay trở lại con đường hướng tới chân trời ý nghĩa…

 Chầm chậm hao mòn

 

lavie.fr, Jacques Arènes, 2020-08-18

Chuyên mục của nhà tâm lý và phân tâm Jacques Arènes trả lời độc giả trên tuần báo La Vie về các câu hỏi thuộc lãnh vực thiêng liêng hay hiện sinh.

“Tôi đã cho. Nhiều và quá nhiều…” , anh tự cho mình đã quá mòn mỏi, một cách đơn giản, không còn cách nào chống đỡ. Ánh mắt dứt khoát của anh chất vấn tôi. Anh đến tìm câu trả lời. Anh thông minh, sâu sắc, sáng suốt về cuộc đời của mình, và đó là điều đã đưa anh đến gặp tôi. Nhưng giải pháp có vẻ xa xuôi, gần như không thực tế. Từ lâu anh dấn thân với nghề cho đi và tháp tùng. Vì thế anh xem nghề của mình như một ơn. Và cuộc đời của anh cũng khá tốt. Anh nhận được lời cám ơn, anh có nhiều thành công. Anh ấy biết rằng cuộc sống của anh cho đến bây giờ là sinh ích. Anh không đánh mất lý tưởng. Nhưng lý tưởng bị soi mòn, bây giờ thì mờ nhạt, như thể bị rửa trôi. Một vài khía cạnh đời sống cá nhân của anh không có lối thoát, hoặc ít nhất cũng không có lối thoát dễ dàng. Và tình trạng là như vậy. Tình trạng mong manh và giới hạn của những người thân, anh đã biết từ lâu. Anh sống với. Vậy thì phải tiếp tục. Nhưng phải tạo một cách khác. Không giống như tình trạng bây giờ. Và không theo một cách đắc thắng.

Hao mòn không phải là trầm cảm. Anh vẫn “làm việc”. Anh làm công việc của mình, chú tâm đến những người xung quanh và nỗ lực để đi đến đàng trước. Hao mòn là làm một cách chậm lại mà mình nhận không ra. Kiệt sức (burnout) là danh từ bây giờ. Nó bao gồm nhiều thực tế. Và nó nổi bật hơn, hung bạo hơn, dễ thấy hơn là hao mòn. Đối với người đàn ông này, đơn giản là hao mòn, giống như áo quần trở thành mỏng tanh vì giặt nhiều. Chúng ta không đòi hỏi ở anh nhiều vì anh đã cho quá nhiều. Đã là món quà cho đi thì không tính toán. Nó cho thấy một sức sống, một niềm tin có thể biến mất hoặc hao mòn. Nhưng, đó cũng là câu hỏi về ý nghĩa. Chủ yếu là câu hỏi về ý nghĩa. Ý nghĩa cũng không biến mất, nhưng nó không còn ở “trong người” như nơi chốn thoải mái, ý nghĩa đã đi xa, như một bóng dáng ở chân trời.

Bây giờ phải làm gì? Đây không phải là vấn đề hiểu… Anh biết quá rõ đời mình và những gì mình đã làm với cuộc sống. Nếu để hiểu thì cũng phải hiểu theo một cách khác, một hiểu biết tế nhị cuộc sống ngày càng nặng nề, nhất là trong bối cảnh anh phải chịu. Đây “chỉ là” để anh có thể thở lại, tìm lại hương vị cuộc sống. Nhưng nếu muối đã nhạt thì làm sao cho nó mặn lại? Tất nhiên, một số vấn đề cá nhân phải được giải quyết. Nếu có thể. Rồi sau đó? Điều này không cất được hao mòn – không nhất thiết và cũng không phải ngay lập tức. Chắc chắn phải thấy mình một cách khác. Phải thổi.

Nhất là phải xem thật kỹ những gì đã xảy ra khi mình quên mất mình. Trong thời gian hoạt động mạnh, khi mọi sự trôi chảy, khi chúng ta được cuốn hút với những gì mình đã khởi đầu hoặc với những chuyện phải làm trước mặt, có lúc mình mình quên mình. Điều này có thể kéo dài vài giờ, nhưng với anh, nó đã kéo dài nhiều năm. Một người khác rất lớn tuổi nói với tôi, bà nói một ngày nọ bà vừa thức dậy, bà khám phá ra cuộc sống của bà và bà không còn nhận ra nó nữa.

Sống mòn mỏi là (có thể) cuối cùng sống với chính mình. Cảm thấy mệt mỏi, nhưng thực sự đó là chính mình. Để cuối cùng cảm thấy mình mong manh, khi mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, nhưng mình lại quên mất bản thân mình… Chính lúc đó là lúc tôi tháp tùng anh ấy, không phải để đảm bảo với anh mọi chuyện sẽ ổn, và anh ấy sẽ lấy lại sức sống của mình như trước. Nhưng để hướng dẫn anh đến một cảnh trí khác mà cuối cùng anh nhận ra đó là chính mình, thở được và mong manh. Đơn giản, không tự mê thái quá, để chầm chậm quay trở lại con đường hướng tới chân trời ý nghĩa…

Marta An Nguyễn dịch

http://phanxico.vn/2020/09/05/cham-cham-hao-mon/

Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...