“Nhưng không là chìa khóa của thành công”


Jeanne Larghero: “Nhưng không là chìa khóa của thành công”

famillechretienne.fr, Olivia de Fournas, 2018-11-12


Bà Jeanne Larghero, giáo sư triết học, bà thường gần gũi với các thanh thiếu niên không tìm ra cho mình một con đường. Trong quyển sách mới nhất của mình “Làm thế nào để thành công đời sống của mình” bà đề nghị các bạn trẻ tập trung vào đời sống nội tâm để xây dựng một cuộc sống thành công.
.

Đã có nhiều các tác phẩm nói về sự thành công cá nhân?

Các tác phẩm phát triển cá nhân thường đề nghị các tiếp cận về mặt tâm lý, về khía cạnh tự mê nhưng hiếm khi đề cập đến các vấn đề luân lý. Họ thường giải thích, để được hạnh phúc thì phải làm thế nào để giữ tinh thần thoải mái trong mọi trường hợp, nhưng họ có giải thích làm thế nào để có các quyết định đúng không?

Vậy thì làm sao để có các quyết định đúng?

Các thế hệ trẻ cần suy nghĩ về mặt trí tuệ. Người lớn không nên giảm sự suy nghĩ của con cái mình thành kiểu “Con cảm thấy như thế nào thì làm như thế ấy”. Chúng ta thấy trong triết lý của Thánh Tôma Aquinô, được sách Giáo lý công giáo nhắc lại ba tiêu chuẩn để giúp chúng ta phân định: “Điều tôi đang làm là đúng hay không, là có đúng thời điểm thích hợp để làm hay không, tôi có thực sự muốn làm đúng không?”

Các câu hỏi này vẫn là kim chỉ nam rõ ràng, bởi vì người ta có thể hợp pháp hóa bản năng một hành động xấu bằng một ý định tốt. Thật vậy, khía cạnh thuận lợi của hoàn cảnh có thể làm rối mờ tâm trí và chuyển hướng thực tế. Chẳng hạn, chúng ta có thể biện minh cho việc mình lấy cắp một điện thoại bị thất lạc. Dù, trên thực tế mình không biết chủ nhân máy điện thoại là ai, nhưng không vì thế mà làm biến chất việc ăn cắp, dù với ý định tốt là cho một ai đó đang cần. Ăn cắp vẫn là ăn cắp.

Tôi muốn đề cao luân lý. Nó có vẻ cổ xưa nhưng dù sao nó có các tiêu chuẩn đáng tin cậy để biết quyết định đó là đúng hay không.

Làm sao để dạy suy nghĩ?

Nhưng không là chìa khóa thành công. Chúng ta hãy dạy cho các thanh thiếu niên cho mà không cần đáp trả. Sẵn sàng từ bỏ một lợi ích rõ ràng là làm cho mình thỏa mãn để có một mục tiêu tốt hơn, lớn hơn mà mình không chắc có được. Đặt sự quan tâm một cách nhưng không, ưu tiên cho nhu cầu của người khác sẽ làm phát triển các tài năng cá nhân, nhân rộng lên các quan hệ, lôi cuốn các đề xuất, làm phong phú thêm và đôi khi sau đó lại được lợi về mặt tài chính. Đó là ý tưởng mà Thánh Mát-thêu nói trong Phúc Âm: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 33). Tôi đã sống kinh nghiệm này khi tôi đi vào việc đào tạo về giáo dục cảm xúc và tình dục, chỉ để phục vụ cho học sinh của tôi. Cuối cùng, tôi phát triển các kỹ năng, rồi người ta mời tôi đi diễn thuyết, sau đó viết sách…

Chúng ta cần thay đổi gì ở nhà để giúp các em thành công?

Trước hết chúng ta phải từ bỏ cuộc đua dẫn đến thành công xã hội của các em. Đem các dự án phù du của mình khoác lên chúng, hoặc phóng chiếu các hoạt động của chúng trong mục đích chúng có thể hưởng lợi mà không xây dựng sự tự tin. Khi đó trẻ con cảm thấy mình bị ràng buộc với bổn phận luôn phải có kết quả, dù là ngầm hiểu. Chúng ta làm cho chúng lo lắng, chúng ta nuôi dưỡng các ứng viên kiệt sức (burn-out) trong tương lai, chúng ta tạo sự bất an. Chúng có quyền chơi thể thao mà không cần tranh giải, trau dồi kiến thức mà không nhắm để có học thức uyên bác! Một ngày nọ, tôi hỏi các học sinh vì sao chúng đi thăm viện bảo tàng, đi xem kịch nghệ, đi xem phim, đi nghe nhạc… Chúng trả lời: “Bởi vì nó rèn luyện tâm trí, nó giúp suy nghĩ.” Trau dồi bằng sự thích thú, đó là điều ngay cả chúng cũng không suy nghĩ đến!

Chúng có quyền chơi thể thao mà không cần tranh giải, trau dồi kiến thức mà không nhắm để có học thức uyên bác! Jeanne Larghero

Để chúng thành công, điều hữu ích là khuyến khích chúng có một tư thế, một cách mỉm cười để bầu khí sống được dễ chịu, mở ra với người khác, tạo mối dây thân tình tự nhiên. Thật là một thành công nếu chúng ta làm cho chúng hiểu quan trọng là trở nên, như Thánh Phaolô đã nói, “thành người được chúc phúc”.

Biết cám ơn một nghĩa cử đẹp của người khác là phương thuốc chữa cho việc so sánh, nguồn gốc của tính kiêu ngạo hay buồn bã. Những lời khen chân thành không những êm tai và mang lại điều tốt cho người nghe mà cho cả người nói. Trẻ con cảm nhận mình may mắn được ở gần những người có giá trị.

Đâu là điều quan trọng nhất để thành công trong đời sống?

Đứa trẻ cần một đời sống nội tâm làm cho nó có khả năng sống trong cuộc sống; chúng ta giúp nó phát triển khía cạnh này. Việc xét mình (làm phút hồi tâm) thường bị lãng quên, nhưng việc xét mình là một hỗ trợ quý báu. Việc xem lại ngày sống của mình, kiểm lại những chuyện mình cám ơn và tha thứ vẫn là một bí quyết cho sự ổn định cá nhân. Nhờ việc khám phá lâu đài nội tâm với vô số căn phòng trong đó, chúng ta tránh được việc mơ mộng một đời sống khác không phải đời sống của mình. Sự quay về nội tâm này cuối cùng lại giúp cho các em đào sâu quan hệ của chúng với Chúa. Chính trong thinh lặng mà đứa bé có thể trả lời câu hỏi Chúa Giêsu đã đặt ra cho ông Ba-ti-mê trong Phúc Âm: “Anh muốn tôi làm gì cho anh” (Mc 10, 51).

Ngoài việc xét mình, còn có phương cách nào khác để chuẩn bị cho mình khỏi các điều bất ngờ của cuộc sống không?

Việc tái phục hồi bổn phận người tín hữu vẫn là một khái niệm chủ yếu trên con đường thành công. Đối với người trẻ, bổn phận này tóm trong đời sống hàng ngày với những gì Chúa quan phòng đã đặt bên cạnh: hòa đồng với anh chị em, thích nghi với đời sống gia đình, với nơi làm việc… và đôi khi là dọn dẹp nhà cửa. Sống đơn giản bổn phận tín hữu không giới hạn tham vọng của mình nhưng ngược lại, lại còn nâng tham vọng của mình lên một nấc.

Về thực chất, đời sống thành công của một người trẻ cũng giống như đời sống thành công của một người lớn. Các hành động hiện tại của chúng ta đã là xây dựng cho các phiêu lưu tuyệt vời mai sau. Nếu khinh suất thì nhà nghiên cứu sinh học Alexander Fleming đã bỏ thùng rác các hộp ủ nấm của ông. Ông đã làm những gì ông phải làm: rửa sạch các hộp, đơn giản là như thế. Và ông đã phát minh ra trụ sinh penicillin, đã được giải Nobel.

Đức tin có giúp thành công trong cuộc đời không?

Chúng ta không thể dùng đức tin làm công cụ để giảm thiểu đức tin thành chìa khóa để phát triển cá nhân, nhưng khi chúng ta có đức tin, cái nhìn chúng ta về thành công sẽ thay đổi. Trước hết, cuộc sống có Chúa Giêsu là người cùng đối thoại với chúng ta trên cuộc đời là đã một thành công, bởi vì đời sống có Chúa luôn mới và chưa từng có! Sau đó, dựa trên ba nhân đức đối thần – tin, cậy, mến –, ba nhân đức này mang lại cho chúng ta sự tự do không thể tưởng tượng được. Và cuối cùng, đời sống đức tin là yếu tố cấu trúc cho đời sống đạo đức và trí tuệ.

Đào sâu sự nhất quán và nội dung của đức tin giúp chúng ta trải rộng ra cho các tiềm năng trí thông minh của mình, bởi vì có một sự trùng hợp giữa tầm nhìn của Giáo hội và tầm nhìn của thế giới. Chẳng hạn, câu chuyện Tạo dựng giúp chúng ta quan tâm đến việc hình thành vũ trụ. Đức tin giúp chúng ta đào sâu tất cả các lãnh vực khác.

Marta An Nguyễn dịch

Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...