Ơn gọi thiếu?

Nếu chúng ta so sánh với con số vài ngàn vụ phong chức hàng năm vào nửa đầu thế kỷ 20, thậm chí vào khoảng từ 1500-2000 của thế kỷ 19 và từ 3000 đến 4000 dưới Chế độ cũ, thật khó để không kết luận chúng ta đứng trước một “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ơn gọi.”

Ơn gọi thiếu?

lanef.net, Christophe Geffroy, số 327 tháng 7&8 – 2020

 

Trang mạng Hội đồng Giám mục Pháp loan báo năm 2020 có 126 linh mục Pháp được phong chức. Kể từ những năm 1970, con số này tương đối ổn định, hàng năm luôn có vào khoảng một trăm linh mục được phong chức. Nếu chúng ta so sánh với con số vài ngàn vụ phong chức hàng năm vào nửa đầu thế kỷ 20, thậm chí vào khoảng từ 1500-2000 của thế kỷ 19 và từ 3000 đến 4000 dưới Chế độ cũ, thật khó để không kết luận chúng ta đứng trước một “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ơn gọi.”

Nhưng thật sự có như vậy không? Tôi không nghĩ vậy. Bởi vì nếu chúng ta nhìn số lượng các linh mục được phong chức so với với số người công giáo giữ đạo, chúng ta thấy, so với số người giữ đạo thì bây giờ chúng ta có nhiều vụ phong chức hơn, hơn cả giữa thế kỷ 20 và ngay cả ở thế kỷ 19! Chúng ta phải quay trở lại trước Cách mạng Pháp (1789) để thấy mối quan hệ này đảo ngược! Theo tính toán của tôi – khoảng chừng, nhưng đó là thứ tự quan trọng ở đây – có 110 vụ phong chức cho một triệu người giữ đạo năm 2020, 50 người vào khoảng năm 1950, 80 người vào khoảng năm 1870 và 130 người vào khoảng năm 1770.

Khủng hoảng đức tin

Vì thế không có cái gọi là thiếu ơn gọi. Chúng ta nên xem vấn đề được đặt ra ở đây: khá đơn giản là có quá ít người giữ đạo sốt sắng. Cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua là một cuộc khủng hoảng về đức tin và về trao truyền đức tin hơn là “khủng hoảng về ơn gọi”, đây chỉ là hệ quả của việc trên. Càng có tín hữu kitô xác tín, càng có nhiều gia đình thấm đậm đức tin thì ơn gọi sẽ theo sau. Hiện tại, chúng ta có số lượng linh mục tương ứng với tình trạng của chúng ta, dù thường là khó sống vì thật đau lòng khi thấy tình trạng chung giảm thấp như vậy, số lượng nhà thờ và giáo xứ, phản ánh một thời mà đức tin phong phú, không còn phù với hoàn cảnh hiện tại của Giáo hội Pháp – vẫn may mắn việc bảo trì các nhà thờ, trong đó có nhiều kiến trúc tuyệt đẹp thuộc trách nhiệm của cộng đồng quốc gia, một mình tín hữu kitô không thể bảo trì một di sản như vậy.

Nếu chúng ta hiểu được điều này, chúng ta sẽ hiểu ngay các giải pháp từ lâu được các người tiến bộ đưa ra là hão huyền như thế nào, họ cho rằng việc “thiếu” linh mục là do sự khắc khổ của “chức năng” và từ chối trao chức tư tế cho phụ nữ chỉ thuần vì chủ trương “ghét phụ nữ”: cho phép phong chức các ông đã lập gia đình, phong chức cho phụ nữ, thậm chí cho linh mục lập gia đình, thì các vụ phong chức sẽ lại tăng lên! Vả lại, ngoài một ít trường hợp họ làm với Huấn quyền, họ bị mù quáng bởi ý thức hệ của họ, họ không thấy cũng không muốn chấp nhận rằng các phương thuốc của họ luôn đi theo chiều hướng của thế giới và các dễ dàng của nó đã không chạy; đâu đâu được các người tin lành áp dụng thì tình trạng còn tệ hơn nhiều so với trong Giáo hội công giáo! Làm thế nào chúng ta lại không thấy, khi, ngược lại, tất cả những gì còn hoạt động thì gần đúng như trong Giáo hội duy trì một mức độ đòi hỏi, một sự liên tục của lịch sử và phù hợp với truyền thống?

Hành động nhân đạo chắc chắn là đáng ngưỡng mộ, nhưng không một thanh niên trẻ nào được Chúa gọi chỉ muốn dấn thân vào chức tư tế để chỉ là một nhân viên xã hội. Đây là lý do vì sao ý tưởng tuyên bố “giải thiêng hóa” chức linh mục là một sai lầm nguy hiểm chỉ có thể làm cho vấn đề xấu hơn. Đức tin vào sự Hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể, vào việc được tha tội khi đi xưng tội, vào giáo huấn không thể sai lầm của các ciáo hoàng (1), khi chúng ta muốn “giải thiêng hóa” chức linh mục và hạ thấp chức tư tế bằng cách mở ra cho tất cả để hy vọng có nhiều người đi tu hơn hay sao?

Ưu tiên cho việc truyền giáo

Điều này đưa chúng ta trở lại vấn đề trọng tâm: mất đức tin. Ghi nhận này, đơn giản và không tránh đâu được, phải vạch một chương trình cho Giáo hội Pháp và tất cả các Giáo hội châu Âu: tập trung tất cả lực lượng của chúng ta vào chứng nhân và loan báo Tin mừng để mở tâm hồn đến với đức tin – những người đương thời chúng ta dửng dưng tất cả những gì dính đến Tôn giáo vì nạn bài kitô giáo càng  ngày càng nhiều, về mặt này thì họ có thái độ thờ ơ hơn là thù địch. Chúng ta hãy quay trở lại với tấm gương của các Thánh Tông đồ: các Thánh Tông đồ có quản lý với một ban quản trị gồm các ủy ban tô vẽ hay không? Họ có quan tâm đến chính trị hay không? Không, mối quan tâm duy nhất của họ là loan báo Chúa Kitô đã chết và sống lại, và giúp đỡ người anh em (2).

Trong thế giới không còn tin vào bất cứ điều gì của chúng ta, của một chủ nghĩa hàng ngang ngột ngạt, không siêu việt, điều này không mang lại một ý nghĩa sâu sắc nào cho số phận con người chúng ta – như chúng ta đã thấy với đại dịch Covid-19 -, người tín hữu kitô hoàn toàn đánh giá thấp vai trò của chứng nhân. Đây không phải là vấn đề “chiêu dụ” hung hăng, mà chỉ đơn giản là sống không mặc cảm với đức tin trong lòng chúng ta và tỏa ra một niềm vui siêu nhiên, hữu hình và lan truyền…

(1) Đức Gioan-Phaolô II đã ghi chú về việc không thể sai lầm trong Tông thư Ordinatio Sacerdotalis (1994) “về việc phong chức linh mục chỉ dành riêng cho đàn ông”; tại sao, từ đó lại luôn quay trở lại vấn đề này khi cuộc tranh luận đã dứt khoát kết thúc?

(2) Việc ưu tiên truyền giáo này, trong thế giới đã mất tất cả quy chiếu của chúng ta, không loại trừ giáo huấn đạo đức tiên tri của Giáo hội, theo thời gian và ngoài thời gian (những gì chính Chúa Giêsu đã làm, như sự bất khả phân ly của hôn nhân), cũng như các công việc từ thiện và đoàn kết với những người yếu đuối nhất, những người nghèo nhất.

Nguyễn Tùng Lâm dịch
http://phanxico.vn/2020/07/12/on-goi-thieu/

Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...