LỄ AN TÁNG NỮ TU MARIA ANNA PHAN THỊ HẢI


BÀI GIẢNG LỄ AN TÁNG
NỮ TU MARIA ANNA PHAN THỊ HẢI   26/03/2018
BÀI GIẢNG LỄ AN TÁNG
NỮ TU MARIA ANNA PHAN THỊ HẢI   26/03/2018
G 19, 1.23-27a  /  1Pr 2, 18-25 / Ga 19, 17-19
Sáng hôm nay, chúng ta quy tụ thật đông đảo trong ngôi nhà nguyện ấm cúng này để cầu nguyện cách riêng cho Sr Maria Anna Phan Thị Hải. Nghĩ về cuộc đời Sr, không ai mà không thương cảm. Kỷ niệm mà chúng ta có với Sr mỗi người mỗi khác, nhưng tôi tin chắc tất cả chúng ta đều có một điểm chung. Đó là trong dầu mỗi người đều xuất hiện một chữ WHY - TẠI SAO to tướng! TẠI SAO Chúa lại để cuộc đời Sr diễn ra như thế? Thật khó hiểu!
 
Tôi được biết Sr M-Anna vào những năm 1985, khi bắt đầu tham gia công tác giảng dạy tại Hội Dòng Nữ Vương Hòa Bình: một nữ tu khả ái, vui tươi, thông minh, linh lợi. Từ những năm 1997 đến 2001, Sr được Nhà Dòng cử đi du học tại Rôma và tỏ ra là một sinh viên xuất sắc. Sau khi về nước, từ năm những 2001 đến 2016, nghĩa là trong 15 năm liền, Sr được bề trên trao nhiệm vụ phụ trách Tập viện, và Sr đã đảm nhận thật tốt vai trò này. Mới đây, vào niên khóa 2016-2017, Sr lại được chị em tín nhiệm bầu vào chức Phó Tổng Phụ Trách Hội Dòng. Tương lai còn thật rộng mở trước mắt và hẳn là chị em còn kỳ vọng nhiều nơi Sr. Tưởng rằng Hội Dòng sẽ hái được thật nhiều trái nữa từ cây đã được chính mình chăm chút vun trồng; và hẳn ở độ chín của tuổi 58, Sr sẽ còn làm nhiều điều đáng kể hơn nữa cho Hội Dòng, vậy mà sao Chúa lại nỡ “cắt đứt ngang hàng chỉ chị em đang mãi dệt”? Chưa hết, không những cắt ngang mọi dự tính, Chúa lại còn để cho người nữ tu tươi tắn này phải chịu căn bệnh ung thư quái ác hành hạ thân xác trong một thời gian khá dài? Tại sao thế? Thật khó hiểu đường lối Chúa! Bên cạnh những câu hỏi tại sao đó, còn có biết bao câu hỏi tại sao khác mà mỗi chúng ta đều đã có lần đặt ra trong đời. Tại sao và tại sao?
 
Thưa Cộng Đoàn Phụng Vụ. Những câu hỏi đó thật ra là tiếng vọng của những câu hỏi đã từng được đặt ra bởi ông Gióp, nhân vật được nói đến trong bài đọc I. Ông Gióp có một cuộc đời đầy sóng gió. Là người giàu có, đạo hạnh, thế rồi bỗng dưng tất cả tài sản của ông đều vuột khỏi tay ông cách thảm thương. Lâu nay, sống khỏe mạnh, nay ông đột nhiên mắc phải những chứng bệnh ngặt nghèo. Ông có một người vợ mà ông rất mực yêu thương, có nhiều con cái, nhiều bè bạn, nhưng bỗng dưng tất c đều lìa bỏ ông. Trước thực tại phủ phàng đó, Gióp đã suy nghĩ thật nhiều. Sau khi đã đấu tranh với chính mình để thắng vượt những nghi nan, phẫn uất, Gióp rốt cục đã đi đến một xác tín vững vàng: cho dù mọi sự như thể chống lại ông, cho dù ai có chế giễu thế nào đi nữa, Gióp vẫn tin có Thiên Chúa hằng sống. Dù trí óc Gióp không thể giải thích được tại sao ông phải chịu khốn khổ đến như vậy, nhưng ông vẫn tin chắc là TC là Đấng tốt lành và Ngài không bao giờ ngừng yêu thương ông, và chắc chắn, sau cái chết, ông sẽ được nhìn ngắm Ngài. Gióp hiểu rằng ông không tìm được lời giải đáp, chẳng qua vì không biết được ý định của TC; mà ý của TC thì cao xa diệu vợi, khác xa với cách xếp đặt, tính toán của con người, xa như trời xa đất vậy.
Thưa CĐPV. Tâm tư của ông Gióp là một tiếng kêu tràn đầy hy vọng và đức tin của ông thật đáng khâm phục; tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa tìm được ở đó lời giải đáp cho vấn nạn đau khổ, cách riêng đau khổ của người công chính. Ông Gióp vững tin vào tình yêu Chúa ngay cả khi chìm đắm trong đau khổ, nhưng tại sao Chúa lại để cho con người công chính đó phải khốn khổ?! – Cho dù đau khổ vẫn mãi là một mầu nhiệm, vượt quá trí hiểu của con người, nhưng bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe đã cung cấp cho chúng ta thật nhiều ánh sáng để hiểu được phần nào ý nghĩa của nó.
Trong trình thut của thánh Gioan về cuc kh nn và cái chết ca Chúa Giêsu, có 3 chi tiết khắc họa cái nhìn thần học độc đáo của tác giả Tin Mừng thứ tư.
1. Chi tiết thứ nhất: thánh Gioan cho biết Đức Giêsu đã tự mình vác ly thp giá đi đến Núi Sọ, chứ thánh sử không nhc đến ông Simon, người mà theo các tác giả Tin Mừng khác đã vác đỡ thánh giá cho Chúa. Qua lối tường thuật đó, thánh Gioan mun nhc nh chúng ta rng trong cuc đời mình, nhng khi ta thy thánh giá Chúa trao quá nng n hoc nhng khi ta phi chu nhng mt mát quá ln, thì hãy nh rng chính Chúa Giêsung đã tự vác lấy thp giá ca Người đi đến tn Núi S, để nêu gương cho chúng ta.
2. Chi tiết th hai: thánh Gioan cho biết trên Núi S, Đức Giêsu bị đóng đinh giữa hai người khác”. Trong toàn bộ trình thuật, thánh Gioan chỉ nói đó là “hai người” chứ không hề xác định là “hai tên trm cướp”, như các tác giả Tin Mừng Nhất lãm đã làm. Khi mô tả như thế, thánh Gioan muốn cho thấy cách thức lạ lùng mà TC đã thực hiện chương trình cứu độ: sai Con Một của Người xuống thế gian để chia sẻ phận người với chúng ta, chia sẻ đến độ chấp nhận chết cách đau đớn, tủi nhục trên thập giá, bên cạnh hai con người khác, nghĩa là chết giữa loài người chúng ta.
Tuy những gì Đức Giêsu đã trải qua trong cuộc Khổ nạn không mang lại cho chúng ta một lời giải đáp nào về vấn nạn đau khổ trên bình diện lý thuyết, nhưng lại soi sáng cho chúng ta rất nhiều trong đời sống đức tin: trong Đức Giêsu, Thiên Chúa đã đến, không phải để mang tới một lời giải thích, nhưng mang tới một sự hiện diện. Ngài không đến trần gian để giải thích tại sao có đau khổ, nhưng là để cùng chịu đau khổ với con người. Paul Claudel, một văn hào Công giáo người Pháp đã có một câu nói rất ý vị: “Con Thiên Chúa đến không phải để tiêu diệt sự đau khổ, nhưng để đau khổ với chúng ta. Ngài đến không phải để loại bỏ cây thập giá, nhưng để nằm lên đó”. Tóm lại, người tín hữu chúng ta không có câu trả lời cho vấn nạn đau khổ. Nó vẫn mãi là một mầu nhiệm; nhưng có một điều chúng ta biết chắc, đó là Đức Giêsu đã đi qua lối đó. Ngài đã sống sự đau khổ; Ngài đã tạo cho nó một ý nghĩa, bằng cách chấp nhận nó vì kẻ khác, trong tinh thần phục vụ và liên đới đối với Thiên Chúa và đối với nhân loại. Tóm lại, nếu chúng ta biết kết hợp những đau khổ của mình với những đau khổ của Chúa thì sự dữ và đau khổ cũng có thể trở thành một chốn ân sủng. Chính vì thế mà thánh Phêrô, trong bài đọc II, đã mời gọi người tín hữu chúng ta hãy noi theo gương của Đức Kitô, Đấng vô tội nhưng đã chấp nhận chịu đau khổ để chúng ta được chữa lành.
3. Chi tiết th ba: sau khi giã bit Đức Mẹ và thánh Gioan, đã uống gim mà quân lính đưa cho, Chúa Giêsu đã nói trước khi tt th: “Thế là mi s đã hoàn tất!”. Nhng li này mang cung ging ca mt người nông dân mãn nguyn tr v nhà sau mt ngày làm vic vt v. Quả vậy, dưới cái nhìn của thánh Gioan, cái chết đến vi Chúa Giêsu không h là mt biến c bun đau, tức tưởi, phi lý, nhưng là điểm kết thúc ca c mt cuc đời sng trong yêu thương, phục v. Chính vì thế, thánh Gioan đã không sử dng t ng “chết” để din t vic Chúa Giêsu tt th, mà li viết: “Ri Ngài gc đầu xung và trao Thn Khí”. Vâng, gi chết ca Chúa Giêsu được ví như giây phút Ngài dâng tặng hiến l cuc đời lên cho Thiên Chúa.
 
Thưa CĐPV. Sr M. Anna -mà chúng ta đang hướng về- qua cách sống của mình, dường như đã nắm bắt được bài học quý giá mà chúng ta vừa khám phá trong các bài đọc của Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay:
1. Sr M-Anna đã luôn vững tin vào tình thương của Chúa. Chỉ sau một tuần được bầu làm Phó Tổng Phụ trách, Sr biết mình mắc bệnh hiểm nghèo. Vững tin là Chúa hằng yêu thương mình, và hiểu rằng chương trình, đường lối của Chúa diệu vợi, khôn dò, nên Sr M-Anna đã vui lòng vâng theo ý Chúa. Trong dịp nghỉ Tết vừa qua, tôi có dịp đến thăm Sr. Tôi hỏi Sr: “Sr Hải nè. Sr có buồn không, khi Chúa để cho mắc bệnh hiểm nghèo, rồi phải chịu đau đớn như thế?” Sr cười trả lời: “Dạ cũng có buồn, nhưng không sao đâu cha. Con chỉ vác thánh giá theo chân Chúa thôi mà!” Câu nói của Sr làm tôi sửng sốt và tôi tin rằng nhờ hiểu được bài học thập giá mà Sr đã đón nhận ý Chúa cách lạc quan, tin tưởng và phó thác, cả khi phải đau đớn trên giường bệnh.
2. Chắc hẳn nhờ thường xuyên nghiền ngẫm trình thuật về cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu nên Sr M-Anna đã noi gương Chúa Giêsu, sẵn lòng chấp nhận thập giá, trong tinh thần phục vụ và liên đới đối với Thiên Chúa và đối với nhân loại; và đã kết hiệp những đau đớn của mình với cuộc Khổ nạn của Chúa, từ khi lâm trọng bệnh cho đến lúc tắt hơi. Chỉ nhờ hiểu được ý nghĩa của thập giá, Sr mới có thể can đảm chịu đựng những cơn đau nơi thân xác, đặc biệt trong thời gian cuối đời. Các chị em cho biết khi nhìn thấy Sr gập người lại trên gường bệnh, lúc mà thuốc giảm đau  không còn hiệu nghiệm, ai cũng nghẹn ngào, không biết phải làm gì để chia bớt nỗi đau của Sr, vậy mà Sr vẫn không hề phàn nàn hay kêu trách, vẫn luôn cố nở nụ cười trên môi.
3. Sr M-Anna đã sống cuộc đời mình như người đầy tớ luôn tỉnh thức đợi chủ về, qua một cuộc sống tin tưởng, phó thác vào Chúa, nhất là qua cách Sr vác lấy thập giá theo bước chân Chúa. Cái chết Sr hẳn là đỉnh cao của cả một cuộc đời nỗ lực sống trong tuân phục và yêu mến.
 
Trong Tông Huấn Đời Sống Thánh Hiến, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II dạy rằng đời thánh hiến là hình ảnh của một Giáo Hội Hiền Thê đang đăm đăm hướng về ngày cánh chung, mong chờ sự xuất hiện của Đức Kitô Lang Quân; vì thế, những người hiến dâng cuộc đời cho Đức Kitô chỉ còn sống trong nỗi ước mong được gặp Ngài, được sống với Ngài mãi mãi (số 59/26). Nếu ý nghĩa đời tu cốt yếu là thế thì Sr M-Anna quả là người trinh nữ đã liên lỉ sốt sắng trông đợi Đức Kitô Lang Quân; và giờ đây chắc hẳn Sr đang hân hoan ra nghênh tiếp Ngài.
Cũng như bao nhiêu người khác, Sr M-Anna hẳn đã có không ít thiếu sót, lầm lỗi lúc sinh thời. Dâng thánh lễ hôm nay, chúng ta cùng cầu xin Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương, thương ban cho Sr ơn tha thứ. Chắc chắn Chúa sẽ nhậm lời, và thế nào Đức Kitô Lang Quân cũng dành cho Sr một chỗ thật xứng đáng trong nhà của Cha Ngài. Chúng ta cũng không quên cầu xin cho mỗi người chúng ta, biết sống đời yêu thương, phục vụ, trong tư thế của một Giáo Hội Hiền Thê đang hăm hở đi đón Đức Kitô Lang Quân. Có như thế, chúng ta mới mong, trong mai ngày, cùng nhau gặp lại Sr M-Anna, thật đông đủ trong Bàn Tiệc Nước Trời. AMEN.
Bài Tin Mừng : Ga 19, 17-18
Lúc bấy giờ, chính Đức Giêsu vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Núi Sọ, tiếng Hípri là Gôlgôta; tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giêsu thì ở giữa. […] Ðng gn thp giá Ðc Giêsu, có thân mu Người, ch ca bà thân mu, bà Maria v ông Cơlôpát, cùng vi bà Maria Mácđala. Khi thy thân mu và môn đệ mình thương mến đứng bên cnh, Ðc Giêsu nói vi thân mu rng: "Thưa Bà, đây là con ca Bà". Ri Người nói vi môn đệ: "Ðây là m ca anh". K t gi đó, người môn đệ rước bà v nhà mình.
 Sau đó, Ðc Giêsu biết là mi s đã hoàn tt. Và để ng nghim li Kinh Thánh, Người nói: "Tôi khát!" đó, có mt bình đầy gim. Người ta ly miếng bt bin có thm đầy gim, buc vào mt nhành hương tho, ri đưa lên ming Người. Nhp xong, Ðc Giêsu nói: "Thế là đã hoàn tt!" Ri Người gc đầu xung và trao Thn Khí."
Đó là Lời Chúa.
Cha giáo Trần Ngọc Anh
Nghi thức phát tang
 
 
 

Chị em toàn Dòng và Gia Quyến
giã biệt chị Maria Anna

 
 
 

Nghi thức nhập và di quan


 
 
 
 
 

Thánh lễ an táng và nghi thức cuối cùng của
nữ tu Maria Anna
 

Tiễn Nữ tu Maria Anna
từ nhà nguyện Hội Dòng ra đến nơi an nghỉ cuối cùng: Nghĩa trang Thánh Tâm.
 
 
 
 
 

Ảnh: BBT NVHB
Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...