Tiến dâng cho Chúa

Trong các tôn giáo cổ xưa thường hay có lễ tế hiến sinh, nghĩa là có đổ máu, có sát tế người (thường là trẻ nam hay các trinh nữ) hay con vật, để bày tỏ lòng kính sợ thần thánh hoặc để thần thánh nguôi giận.
Tiến dâng cho Chúa


Trong hiến lễ, người dâng và lễ vật có một tương quan khắng khít với nhau. Lễ vật dâng cho thần linh thì không còn thuộc về người dâng nữa. Nếu là dâng con thì người dâng có thể dâng một lễ vật nào đó để chuộc lại người con đã dâng. Trong các truyền thống nghi lễ xưa, luật Do Thái thời Chúa Giêsu. Để chuộc người con về, Đức Maria dâng thay cho con, đôi chim gáy hay cặp bồ câu non.

Trong các tôn giáo cổ xưa thường hay có lễ tế hiến sinh, nghĩa là có đổ máu, có sát tế người (thường là trẻ nam hay các trinh nữ) hay con vật, để bày tỏ lòng kính sợ thần thánh hoặc để thần thánh nguôi giận.

Lễ dâng biến thành cuộc trao đổi, lễ vật cao quý bao nhiêu đổi lại điều được hưởng với người dâng sẽ lớn bấy nhiêu. Người dâng bị tha hóa bởi điều kiện trao đổi  tương xứng. Cầu may, cầu phúc, mua chuộc thần thánh bởi lòng tham của con người. Sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại câu chuyện của Simon: “Còn Simôn, bởi thấy Thần khí đã được ban xuống nhờ các tông đồ đặt tay, thì dâng tiền cho các ngài, mà nói: “Xin hãy ban quyền ấy cho tôi với, để tôi đặt tay cho người ta chịu lấy Thánh Thần”. Phêrô mới bảo: “Bạc của ngươi hãy tiêu diệt đi với ngươi! Vì ngươi đã tưởng có thể lấy tiền mua tậu ơn lộc của Thiên Chúa.” (Cv 8, 17 – 20). Đây là tội mại thánh.

Trường hợp của Abraham hiến tế Isaac, chưa bao giờ được thực hiện hiến sinh con người. Đó chỉ là một thử thách đức tin với Abrahoam. Khi ông vừa đưa dao lên định sát tế Isaac, thiên thần đã ngăn tay ông lại. Thiên Chúa nhận lễ vật Isaac, cho thay bằng con cừu đực. Lễ hiến sinh này có mục đích thử lòng Abraham với Thiên Chúa. Nếu ông yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức của ông, ông có thể dâng hết dù là mạng sống đứa con của lời hứa. Đó là lễ dâng biểu hiện lòng thành, kính mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức trên hết mọi sự.

Trong hiến tế tử đạo, dám chết, lấy máu để bảo đảm đời sống đức tin, lòng trung thành của mình với Chúa. Cái chết thân xác không quan trọng bằng cái chết của linh hồn, Chúa Giêsu phán bảo: “Ai giữ mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống vì Thầy thì sẽ tìm lại được” (Mt 10:39). Tuy nhiên không cho phép tự hủy hoại thân xác mình vì đó là một cách thức đòi hỏi thần linh đáp ứng nhu cầu của họ. Trường hợp của Elia thách đố với các thầy tư tế thờ Baal trên núi Karmen (Xem 1vua 18, 20 – 40).

Căn bệnh tự cào cấu, tự xé áo quần, tự hại mình là cách thế cùng cực của người oan ức, không ai bênh vực họ. Hoặc đó cũng là căn bệnh ngày nay hay gặp ở trẻ em, vị thành niên bị stress, hoặc đòi hỏi cho mình phải được điều mình thích. Hoặc đó cũng là giai đoạn cái mồm Sigmund Freud nói đến trong phân tâm học.

Lễ dâng con trong đền thờ của Mẹ Maria biểu hiện lòng khiêm hạ, mọi sự thuộc về Thiên Chúa. Không chỉ là tuân theo lề luật, mà ý thức đây là người Con của Thiên Chúa được trao cho gia đình Thánh gia. Nhận người con về lại gia đình, theo giá chuộc, đôi chim gáy hay cặp bồ câu non. Điều này nói lên trách nhiệm, từ nay thay mặt Thiên Chúa, cha mẹ chăm sóc, dưỡng nuôi, giáo dục đức tin, lòng đạo và kiến thức trong đời sống cần thiết cho người con đã nhận về. Trong bí tích rửa tội cho con trẻ, cha mẹ cũng hãy ý thức điều đó theo gương Thánh gia.

Lòng thành dâng lên là điều cần thiết cho lễ hiến dâng và không có lễ hiến dâng nào đẹp hơn: “Này con xin đến thi hành theo ý Chúa” (Tv 39, 8a).

 
Lm Giuse Hoàng Kim Toan
 
Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...