VHTK Thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng, giáo dân. 26. 5


VUI HỌC THÁNH KINH
Thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng, giáo dân
Ngày 26 tháng 5
 
Tin mừng Mátthêu 10,17-22
17 "Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ.18Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết.19Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì:20 thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.
 
21 "Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết.22 Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.

17 But beware of people, for they will hand you over to courts and scourge you in their synagogues,18 and you will be led before governors and kings for my sake as a witness before them and the pagans.
19 When they hand you over, do not worry about how you are to speak or what you are to say. You will be given at that moment what you are to say.
20 For it will not be you who speak but the Spirit of your Father speaking through you.
21 Brother will hand over brother to death, and the father his child; children will rise up against parents and have them put to death.
22 You will be hated by all because of my name, but whoever endures to the end will be saved.

I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề của hình này là gì ?
………………………………………………….
* Bạn hãy viết câu Tin mừng thánh Mátthêu 10,22
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
 
II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. Đức Giêsu cảnh báo anh em hãy coi chừng ai ? (Mt 10,27)
a. Người đời
b. Thế gian
c. Kẻ thù
d. Phái Pharisêu

a2. Người ta sẽ nộp anh em cho ai, và sẽ bị đánh đập trong các hội đường của họ ? (Mt 10,17)
a. Thượng tế
b. Các hội đường
c. Vua chúa
d. Quân La mã

a3. Khi người ta nộp anh em, trong giờ đó ai sẽ cho anh em biết phải nói gì ? (Mt 10,19)
a. Quan tòa
b. Thượng tế
c. Chúa Thánh Thần
d. Thiên Chúa

a4. Kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được gì ? (Mt 10,22)
a. Thiên Chúa chúc phúc
b. Hưởng Nước Trời
c. Cứu thoát
d. Gọi là con Thiên Chúa

a5. Vì điều gì, anh em sẽ bị mọi người thù ghét ? (Mt 10,22)
a.  Chúa Kitô
b.  Danh Thầy
c.  Giáo Hội
d.  Thiên Chúa

B. Giáo dân Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Ðắc)

b1. Giáo dân Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Ðắc), Sinh năm 1808 tại Kẻ Lái, Quảng Bình, Trùm họ, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
a. Vua Tự Đức (1847-1883)
b. Chúa Trịnh Sâm (1767-1782)
c. Vua Minh Mạng (1820-1841)
d. Vua Cảnh Thịnh (1782-1802)

b2. Giáo dân Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Ðắc) chịu tử đạo thế nào ?
a. Bị xử giảo                                   
b. Bị xử trảm
c. Bị thiêu sống                              
d. Xử lăng trì

b3. Giáo dân Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Ðắc) chịu tử đạo tại Đồng Hới vào năm nào ?
a. Năm 1773                                   
b. Năm 1840
c. Năm 1858                                   
d. Năm 1861

b4. Giáo dân Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Ðắc) được Đức Giáo Hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1909)?
a. Đức Giáo hoàng Piô X
b. Đức Giáo hoàng Lêô XIII
c. Đức Giáo hoàng Piô XII
d. Đức Giáo hoàng Gioan XXIII

b5. Thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Ðắc) được mừng kính vào ngày nào ?
a. Ngày 12 tháng 8               
b. Ngày 21 tháng 12
c. Ngày 17 tháng 9               
d. Ngày 26 tháng 5
III. Ô CHỮ 
 

Những gợi ý

01. Vì điều gì, anh em sẽ bị mọi người thù ghét ? (Mt 10,22)

02. Nhưng kẻ nào làm gì đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát ? (Mt 10,22)

03. Kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được gì ? (Mt 10,22)

04. Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, ai sẽ cho anh em biết phải nói gì ? (Mt 10,19)

05. Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là ai của Cha anh em nói trong anh em ? (Mt 10,19-20)

06. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người làm gì ? (Mt 10,21)

07. Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ làm gì anh em trong các hội đường của họ ? (Mt 10,17)  

Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì ?

IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

 “Vì danh Thầy,
anh em sẽ bị mọi người thù ghét”.
 Tin Mừng thánh Mátthêu 10,22

++++++++++++++++++++++++++

Lời giải đáp VUI HỌC THÁNH KINH
Thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng, giáo dân

I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề
Thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng
* Tin mừng thánh Mátthêu 10,22
“Vì danh Thầy,
anh em sẽ bị mọi người thù ghét”.

II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. a. Người đời (Mt 10,27)
a2. b. Các hội đường (Mt 10,17)
a3. d. Thiên Chúa (Mt 10,19)
a4. c. Cứu thoát (Mt 10,22)
a5. b. Danh Thầy (Mt 10,22)

B. Giáo dân Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Ðắc)
b1. a. Vua Tự Đức (1847-1883)
b2. b. Bị xử trảm
b3. d. Năm 1861
b4. a. Đức Giáo hoàng Piô X
b5. d. Ngày 26 tháng 5

III. Ô CHỮ 
01. Danh Thầy (Mt 10,22)
02. Bền chí (Mt 10,22)
03. Cứu thoát  (Mt 10,22)
04. Thiên Chúa (Mt 10,19)
05. Thần Khí (Mt 10,20)
06. Thù ghét (Mt 10,21)
07. Đánh đập (Mt 10,17)  
Hàng dọc : Yêu Chúa

Gb. Nguyễn Thái Hùng

XIN XEM THÊM TẠI ĐÂY
+++++++++++++++++++++++++
 
Matthêu Nguyễn Văn Phượng (1808-1861)
 
Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Ðắc), Sinh năm 1808 tại Kẻ Lái, Quảng Bình, Trùm họ, Cũng như Anrê Dũng-Lạc, ngài dùng tên hiệu. Bị xử trảm (chết chém) ngày 26/05/1861 tại Ðồng Hới dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 26/05.
 
Vì chính tôi đã tha thứ.
 
"Con ơi, hãy tha thứ. Đừng tìm báo thù kẻ tố giác cha nhé". Đó là lời trăn trối cuối cùng của thánh Emmanuel Lê Văn Phụng cho con trai trước khi bị xử chém. Noi gương Đức Kitô trên Thập Giá xin Chúa cha tha những kẻ hành hạ mình, thánh nhân nài nỉ các bạn hữu sống trọn vẹn giới luật bác ái Kitô Giáo : "Hãy tha thứ cho kẻ thù. Đừng báo oán những kẻ tố giác hay kết án tôi, hãy tha thứ, hãy tha thứ vì chính tôi, tôi đã thứ tha…"
 
Cho đến muôn đời, mẫu gương và lời nói đó sẽ mãi mãi vang vọng trong lòng người tín hữu Việt Nam.
 
Xanh vỏ đỏ lòng
 
Emmanuel Lê Văn Phụng sinh năm 1796 tại họ Đầu Nước, Cù Lao Giêng, tỉnh An Giang, thuộc trấn Châu Đốc, Nam Hà. Nhìn bề ngoài, ông Phụng không mấy hấp dẫn, vì vóc dáng có vẻ gân guốc, lại hay lớn tiếng với mọi người. Nhưng trái lại, nhờ tính cương trực, sự dứt khoát cũng như lòng nhiệt thành với việc chung, ông được bà con tín nhiệm đề bạt làm "câu" (Trùm) họ Đầu Nước. Đáp ứng lại sự tín nhiệm đó, ông Câu Phụng đã góp sức tổ chức giáo họ thêm lớn mạnh ngay trong thời bách hại đạo dưới thời vua Tự Đức.
 
Nhờ tài đức của ông, họ đạo đã tái thiết được ngôi thánh đường khang trang, cất nhà cho các nữ tu và trở thành khu trú ngụ khá an toàn cho các giáo sĩ. viên quan huyện địa phương một phần vẫn nhận tài trợ của ông, một phần đã thấy rõ sinh hoạt tôn giáo không có gì nguy hiểm, nên cho người báo tin trước khi phải kiểm tra theo lệnh trên, đủ thời giờ để các tín hữu cất dấu ảnh tượng và các vật dụng tôn giáo.
 
Tai họa bất ngờ
 
Thế nhưng có điều ông Câu Phụng không ngờ tới là món tiền thưởng của nhà vua vốn có một hấp lực với một vài lương dân trong vùng. Những ngày này chia nhau theo dõi nhà ông, mỗi đêm họ cử người leo lên cây xoài gần đó để quan sát, và họ đã toại nguyện. Cuối năm 1858, họ đã phát hiện một vị thừa sai ngoại quốc Pernot Định đang tạm trú tại nhà ông Câu.
Đêm hôm đó, khi mọi người đã an giấc, cha Pernot ra sân đi dạo để hít thở không khí trong lành và cầu nguyện giữa khí mát trăng sao. Đêm thanh như có phép màu làm tiêu tan đi những mệt nhọc ban ngày và giúp cha hướng về Đấng Tạo Hóa cao thẳm, thầm ước mong các tín hữu Việt Nam sẽ đông đúc như sao ở trên trời. Trước khi khép cửa để vào nhà nẩ nấp, cha còn nói với lại : "Chào các bạn tinh tú nhé. Thực là tồi tệ cho những ai bắt tôi phải sống thế này".
 
Thế là hai người rình rập hôm đó mừng rỡ, họ vội vã kéo nhau đi báo cho quan trấn phủ Châu Đốc. Họ tố gíac ông Câu Phụng chứa chấp Tây Dương Đạo Trưởng. Họ cũng không quên xin phái quan lãnh binh đi bắt, chứ đừng báo quan huyện, vì quan này thông đồng với Công Giáo.
 
Sáng ngày 07.01.1859, ông Câu Phụng chưa hay biết gì cả. Ngoài thừa sai Pernot, còn có cha Phêrô Quý (cha sở mới họ Đầu Nước). Đang trọ tại nhà ông. hai linh mục vẫn dâng lễ như thường. Sau đó, mới có người chạy về báo tin là quan quân Châu Đốc đi thuyền và đi bộ đang tiến đến nhà ông. Ông Phụng liền cử người đưa hai cha đi trước, nhưng cha Quý nhất định ở lại, vì nghĩ mình có thể trà trộn vào dân được, và tìm chỗ ẩn núp ngay trong nhà.
Đến khi quan quân ập vào hạch hỏi và dọa đánh chủ nhà, cha sở Quý tự ra trình diện. Thế là quân lính liền bắt trói ông Câu Phụng, cha Quý và 32 giáo hữu khác áp giải về Châu Đốc. Trước mặt quan, vì có người tố cáo, ông Câu khẳng khái xác nhận mình đã từng tiếp đón và cho thừa sai nước ngoài trọ tại nhà mình. nhưng sau đó, dù tra tấn hay dụ dỗ nhiều lần, ông nhất định không khai thêm chi tiết nào khác về các thừa sai, và cương quyếtk bỏ đạo.
 
Kỷ vật cuối cùng
 
Sau sáu tháng giam giữ, không hy vọng gì các tù nhân đổi ý, các quan trấn Châu Đốc làm án gởi về kinh đô xin xử giảo và vua Tự Đức châu phê liền. Ngày 31.07, linh mục Phêrô Đoàn Công Quý và ông Câu Lê Văn Phụng được đưa ra pháp trường Chà Và. Cả hai vị bình tĩnh, cha Quý vừa đi vừa đọc kinh Mân Côi, còn ông Câu thì dặn dò các bạn hữu tha thứ cho những kẻ hại mình.
 
Tại pháp trường, ông câu gặp các con mình. ông đeo vào cổ con gái – cô Anna Nhiên – ảnh Thánh Giá và nói: "Con ơi, hãy nhận lấy kỷ vật của ba. Đây là ảnh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Anh này quý hơn vàng bạc bội phần. Con hãy luôn mang nơi cổ và trung thành cầu nguyện sớm chiều con nhé".

Ông cũng dặn con trai, đừng chôn cất rầm rộ, và nhớ chôn ông bên cạnh cha sở của mình. Tiếp theo, hai chứng nhân của Chúa quỳ xuống cầu nguyện. Cha Quý giải tội cho ông Câu. Sau ba tiếng chiêng vang, vị linh mục bị chém dầu, còn ông Câu Emmanuel bị xiết cổ bằng dây thừng do hai người kéo.

Đức Piô X suy tôn hai vị tử đạo lên bậc Chân Phước ngày 02.05.1909. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Đặc biệt ông câu Emmanuel Phụng được đứng trong số sáu vị đứng đầu danh sách 117 hiển thánh tại Việt Nam.

Nghĩa cử quảng đại tha thứ của ông câu Emmanuel Lê Văn Phụng trước giờ tử đạo đã là bài giảng hùng hồn nhất về sự bao dung của đức bác ái Kitô giáo.
Nguồn từ thư viện Đa Minh

Trường thi tử Đạo.
 
Nguyễn Văn Phượng là ông Trùm họ
Sinh Mậu Thìn (1808) nơi trọ Quảng Bình
Thật lòng giúp đỡ đệ huynh
Anh theo Cha Ðiểm, như tình Cha con
Tuy tuổi trẻ vuông tròn tận tụy
Cha mai mối đã chỉ cho anh
Một người thiếu nữ hiền lành
Hôn nhân kết hợp đồng hành tề gia
Thời gian đó anh đà theo đạo
Ðược Cha Ðiểm, thông báo giáo dân
Vợ chồng hòa thuận chuyên cần
Dọn về bố vợ dễ phần mưu sinh
Ông đội Khiêm gia đình y sĩ
Sau ba năm quyết chí bán buôn
Gia đình sung túc tiến luôn
Thật là hạnh phúc Chúa tuôn vun trồng
Ông bà Phượng có đông con cái
Vẫn chu toàn khéo lái gia đình
Yêu người mến Chúa hy sinh
Bán buôn với khách đệ huynh thật thà
Xưng tội rước lễ đà nhắc nhở
Thăm bệnh nhân giúp đỡ bà con
Mỗi tuần thu xếp vuông tròn
Có người cháu gái là con tu dòng
Năm mươi tuổi long đong vợ mất
Xứ Sáo Bùn thật rất mến tài
Bầu ông Trùm họ quản cai
Khó khăn linh mục biết ai nhiệt tình
Ông phục vụ quên mình dân Chúa
Nhiều trẻ em, ông rửa tội cho
Tân tòng dậy dỗ chăm lo
Các Cha Thầy giảng, ông cho ở nhà
Trước cái chết người ta dự đoán
Ông mỉm cười, đâu ngán cứ làm
Hồng ân Chúa, sẽ thương ban
Cho người giáo hữu, đảm đang làm Trùm
Ra tới cửa lính cùm Trùm Phượng
Hai Cha con đồng hướng pháp trường
Lính cầm bản án tay giương
Lệnh quan la hét lẽ thường trói tay
Trùm Phượng nói, tôi đây khỏi trói
Ông quay sang, để trối ba con
Ủi an hãy sống cho tròn
Tôn vinh danh Chúa, hẹn còn gặp nhau
Hồi chiêng trống, vang mau kết thúc
Ðầu ông Trùm, tới lúc phải rơi
Ba con than khóc đã đời
Thi hài an táng, về nơi quê nhà
Phúc tử đạo quê ta Tân Dậu (1861)
Lấy máu đào để tậu Nước Trời
Ðức Thánh Cha Piô mười
Suy tôn Kỷ Dậu (1909) phong người thánh nhân
 
Lời bất hủ: Trước giờ tử đạo, ông Phượng khuyên các con đang quỳ khóc tiễn biệt như sau: "Các con của cha ơi, đừng khóc, đừng buồn làm chi, cha đã gặp vận hội may mắn. Anh em chúng con hãy sống thuận hoà, yêu thương đùm bọc nhau".
 
Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...