TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật Phục Sinh -Năm C

“Người phải sống lại từ cõi chết” (Ga 20, 1-9)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Gx Châu Sơn: Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó

Thứ sáu - 18/04/2025 11:32 | Tác giả bài viết: Quang Đồng |   108
Chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, vào lúc 16g30 ngày 18 tháng 4 năm 2025, Cộng đoàn Giáo xứ Châu Sơn bước vào nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô
Gx Châu Sơn: Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó

GX CHÂU SƠN: THỨ SÁU TUẦN THÁNH -TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU

 

Chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, vào lúc 16g30 ngày 18 tháng 4 năm 2025, trong ánh nắng nhạt dần của buổi chiều cao nguyên oi bức và lặng lẽ, cộng đoàn Giáo xứ Châu Sơn bước vào nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô – một trong những cử hành phụng vụ trọng đại và đầy cảm xúc nhất của năm phụng vụ. Nghi thức được Cha Quản xứ Giuse Đỗ Minh Hiển chủ sự, trong bầu khí trang nghiêm, linh thánh và đầy chiều sâu nội tâm.
 

0 1

 
Mở đầu nghi thức là phần Phụng vụ Lời Chúa, với đỉnh cao là Bài Thương Khó theo Thánh Gioan, không đơn thuần là một trình thuật, mà chính là lời tường thuật mang sức mạnh hoán cải – một bản hùng ca bi tráng về tình yêu và sự tự hiến. Qua từng lời, từng đoạn, cộng đoàn như được hiện diện nơi Vườn Cây Dầu, tại pháp đình Philatô, trên đường thập giá và cuối cùng là dưới chân thập tự. Nơi đó, Chúa đã không giữ lại điều gì cho riêng mình, đã tự nguyện hiến dâng tất cả – vì tình yêu đối với nhân loại.

 
3


Sau bài thương khó, Cha chủ sự mời gọi cộng đoàn chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa qua mầu nhiệm Thập giá: "....Khi chiêm ngắm cuộc Thương Khó của Đức Giêsu, chúng ta không thể không dừng lại trước thập giá – nơi Thiên Chúa bày tỏ trọn vẹn tình yêu của Ngài dành cho nhân loại. Đức Giêsu đã không sống và chết cho chính mình, nhưng Ngài đã làm tất cả để thi hành trọn thánh ý Chúa Cha. Đó là một sự vâng phục tuyệt đối, đến độ đổ máu, đến độ trao hiến cả mạng sống mình, vì Ngài không muốn con người phải chết trong vòng lao lý của tội lỗi và sự chết. Nếu chúng ta đứng ngoài cuộc hành trình này, nếu chúng ta thờ ơ trước thập giá, thì chúng ta không thể nào nhận ra tình yêu lớn lao ấy. Và nếu không nhận ra, thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang quên đi món nợ ân tình – món nợ sự sống mà chúng ta đang mang nơi mình, từ chính cái chết hy sinh của Đức Kitô.
 

7


Trong bối cảnh Năm Thánh Hy Vọng mà toàn thể Hội Thánh đang sống, chúng ta được mời gọi nhìn vào thập giá để tìm lại nguồn hy vọng đích thực. Từ thập giá, chúng ta được ban tặng sự bình an, được bảo vệ sự sống. Đức Giêsu đã chết, để cho dân được sống – không chỉ sống, mà sống dồi dào. Từ thập giá, chúng ta ý thức rằng mình đang mang một món nợ – món nợ sự sống. Món nợ ấy không phải để khiến ta sống trong mặc cảm, nhưng là để ta sống trong lòng biết ơn và đáp đền. Mỗi ngày sống, mỗi tương quan của chúng ta với tha nhân chính là cách ta đang trả dần món nợ đó – bằng cách làm cho sự sống nhận được từ Chúa trở nên rõ nét, sinh động, có sức lan tỏa trong đời thường.

Thập giá không phải là dấu chấm hết, nhưng là đích điểm dẫn ta đến ơn cứu độ. Từ cạnh sườn Chúa bị đâm thâu, máu và nước đã chảy ra – là dấu chỉ của lòng thương xót và là nguồn ơn cứu độ tuôn trào cho nhân loại. Và để thật sự thuộc về Đức Kitô, mỗi người cũng phải học biết đóng đinh những tính xác thịt, những yếu đuối, những đam mê tội lỗi vào chính thập giá của Chúa. Chỉ khi ấy, thập giá sẽ là cây sự sống – đem lại sức mạnh, hy vọng và bình an cho mỗi chúng ta. Nguyện xin Thánh giá Chúa trở nên ánh sáng dẫn đường, trở nên niềm hy vọng vững bền, để chúng ta biết sống xứng đáng với món quà sự sống đã được trao ban, và can đảm bước theo Chúa trên con đường của tình yêu và phục sinh...."

Tiếp đến là nghi thức Mở ảnh Thánh Giá, với ba lần công bố: “Đây là cây Thánh Giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian”. Mỗi lần công bố là một lần cộng đoàn cảm nhận sâu hơn, như được đánh thức khỏi cõi vô cảm để hướng về tình yêu tuyệt đối của Đấng bị treo trên cây gỗ.

 

8
 
10


Khi Thánh Giá được tôn kính, từng vị quý chức đại diện cộng đoàn tiến lên, khẽ cúi đầu, chạm môi vào chân Thánh Giá – một hành động nhỏ, nhưng mang ý nghĩa thiêng liêng vô cùng sâu sắc: đó là sự cúi mình của tội nhân trước Đấng Cứu Thế, là sự thinh lặng của tâm hồn trước mầu nhiệm tình yêu không lời. Thánh Giá không còn là biểu tượng của khổ đau, nhưng trở thành nguồn mạch ơn tha thứ và bình an cho những ai tin tưởng phó thác.

 
12

 
Phần cuối của nghi thức là Rước lễ Thứ Sáu Tuần Thánh, Hiệp thông trong hy lễ tình yêu – Mình Thánh Chúa, được truyền phép từ Thánh lễ Tiệc Ly hôm trước, được Thừa tác viên cung kính trao ban cho cộng đoàn. Không có tiếng chuông, không có ánh nến, không có vinh quang bên ngoài – chỉ có ánh sáng nội tâm nơi mỗi người khi đón rước chính Đấng đã chịu chết vì mình. Và là một cuộc gặp gỡ đầy huyền nhiệm giữa con người và Thiên Chúa nơi đỉnh điểm của đau thương và tình yêu.

Nghi thức kết thúc và không có lời sai đi, không có tiếng hát ra về reo vui. Cộng đoàn lặng lẽ ra về trong thinh lặng, như các môn đệ năm xưa lặng lẽ nhìn Thầy  lìa trần. Trong cõi lặng ấy, một hạt mầm hy vọng đang âm thầm nảy nở. Vì Thập Giá không phải là dấu chấm hết, mà là khởi đầu cho Bình Minh của ánh quang Phục Sinh.

Nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh chính là một hành trình nội tâm, dẫn người tín hữu đi sâu vào mầu nhiệm cứu độ, để một lần nữa đặt trọn niềm tin nơi tình yêu chiến thắng tất cả mọi sự của Thiên Chúa.

XEM HÌNH ẢNH TẠI ĐÂY

 

 
14
cộng đoàn hôn kính Thánh giá
 
1
cộng đoàn tham dự

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây