TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật II Phục Sinh -Năm C

“Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến” (Ga 20,19-31)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

TAHP và việc Tháo gỡ hôn nhân Công giáo (P3)

Thứ năm - 24/04/2025 04:38 | Tác giả bài viết: Lm. Jos. Bùi Đức Tiến |   22
Tòa Án Công Giáo là Tòa Án thành lập bởi Giáo Hội theo Giáo Luật để phân xử những tranh tụng liên can đến những việc thiêng liêng hay những vấn đề liên hệ với những việc thiêng liêng. (c.1401).

TÒA ÁN HÔN PHỐI và việc THÁO GỠ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO (P3)

TAHN 240425a

      

CHƯƠNG BA
LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐNG “BÌNH THƯỜNG” SAU KHI GIA ĐÌNH ĐÃ TAN VỠ?

 

Người ta có thể diễn tả việc tan vỡ của một gia đình bằng những từ ngữ khác nhau, tùy theo mức độ bi thảm xảy ra của hoàn cảnh: Ly thân, phân ly, chia tay, biệt ly và bình dân nhất, dửng dưng nhất là “thôi nhau rồi”.
        
diễn tả bằng bất cứ từ ngữ nào, những người liên hệ là vợ, là chồng trong hoàn cảnh các gia đình tan vỡ đó, vẫn phải trải qua những giây phút sững sờ và đau khổ, dù họ có cho rằng việc tan vỡ, chia tay nhau là giải pháp cuối cùng, duy nhất để giải quyết tình trạng gia đình trong lúc đó đi na, sự đau lòng vn không tránh khỏi.
        
Sự tan vỡ của một gia đình đưa đến việc ly bit vợ chồng có nhiều điểm có thể so sánh với cái chết của một trong hai người. Tuy nhiên, với cái chết, nỗi tiếc thương về sự biệt ly, mất mát dù có phần nặng nề, nhưng kng có phần cay đng. Trong hoàn cảnh biệt ly, chia tay vợ chồng, con cái của một gia đình tan vỡ, có hiện din của sự cay đắng vì sau khi chia tay rồi, biệt ly rồi, người kia vẫn còn đó và mình vẫn còn đây, cay đắng vì con vì cái, cay đắng vì thua thiệt, thiếu khả năng trong việc duy trì gia đình, để gia đình mình không được như các gia đình khác...
        
nhiên, trong vấn đề gia đình tan vỡ, gần như không có hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào nhưng tu chung cho những trường hp sự tan vỡ xảy đến một cách đột ngột, ta có thể đưa ra một mẫu số chung cho những diễn tiến tình cảm cá thể của những người liên hệ, nhất là những người đứng trong thế thụ động, phải đón nhận hoàn cảnh không được dự phần chđộng:
        
Có thể tạm chia nhng diễn tiến tình cảm cá thể ra làm bốn giai đoạn n sau:
        
1. Giai đoạn sững sờ: Vào một giây phút nào đó, chợt nhận thấy gia đình mình đang tuột dốc xuống bờ vực thẳm, sẽ kết thúc bằng stan vỡ, phân ly, không còn cách cứu vãn, người ta bàng hoàng, sững sờ, không còn suy nh, suy nghĩ và quyết định gì được nữa.
        
2. Giai đoạn nghi ngờ: Họ lý luận và không tin rằng làm sao mt việc như thế có thể xảy ra cho gia đình họ được. Nhng gia đình khác thì có thể, nhưng gia đình mình thì không thể, thực tế kinh hoàng của stan vỡ có lẽ ch là một giấc mơ nhất thời, không phải là thực tế, suy nghĩ ấy xâm chiếm họ trong những giây phút đau khổ khi nghĩ tới việc phân ly.
        
3. Giai đoạn hối tiếc, tự trách mình: Họ cảm thấy việc tan vỡ gia đình này một phần lớn do lỗi lầm của họ: Đúng ra tôi đã phi làm điều này hay đúng ra tôi đã không được làm điều nọ; giá mà lôi kéo lại được thời gian, cải đổi được những biến cố...
        
4. Giai đoạn chán chường và buông xuôi: Thế là hết, bao nhiêu mộng đẹp xây dựng lúc ban đầu, bao nhiêu dự định đều tan vỡ, tương lai không còn, cuộc sống thiếu lý tưởng, tình cảm trong họ thay đổi bất chợt, không kềm hãm được những xúc động nhất thời.
        
Thật ra, những giai đoạn kể trên không xảy ra theo thứ tự vừa kể, có thể phân biệt được bằng một mốc thời gian nào đó, nhưng chúng xen kẽ vào nhau, lẫn lộn vào nhau để tạo nên một tình trạng chán chường, bi thảm trong con người, trong đời sống của người trong cuộc.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA?

Nếu không có một giai đoạn thứ năm thêm vào những giai đoạn kể trên thì thật là một thiếu sót. Ta có thể gọi giai đoạn này là giai đoạn làm thế nào để vượt qua tình trạng: chán nản, bi thảm của hoàn cảnh:
        
Một chỗ ở, một người để chia sẻ, một nâng đỡ về lãnh vực tài chánh có lẽ phải là nhng ưu tiên nhất trong hoàn cảnh này.
        
Sau nhiều năm sống trong đời sống gia đình, có
vợ, có chồng, có con cái, nay một người phải chấp nhận một đời sống khác, chưa kể đến những vấn đề xảy ra, đó là phải đi chuyển đi một nơi khác, từ chối hay chọn lựa một số bạn bè giới hạn. Nhiều lúc họ cảm thấy cô độc và cô đơn trong hoàn cảnh mới, hoàn cảnh xảy ra khiến họ không chỉ mất gia đình của chính họ, nhưng một phần của xã hội chung quanh và bạn bè. Những người chung quanh là những gia đình quen biết, họ mặc cảm khi nhìn thấy người khác có vợ có chồng và sống với nhau dường như rất hạnh phúc. Điều nng nnhất họ phải chịu đựng, đó là mặc cảm phạm tội mỗi khi nhìn vào hoàn cảnh tôn giáo của chính họ.
        
Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là bây giờ đi đâu và ở đâu? Ai chấp nhận và thông cảm cho một người bỏ vợ hay bỏ chồng”? Trong suốt thời gian này lại còn những vấn đề liên hệ khác như lo liệu giấy tờ ly thân, ly dị, chưa kể đến những phức tạp trong việc liên lạc với chính những người trong gia đình như người chồng, người vợ hay con con cái của họ.
        
Việc ly thânly dị ngày nay không còn là một khó khăn phức tạp nữa mà chỉ là việc kết thúc nhng thủ tục về hành chánh. Nhưng phần chọn lựa và lo lắng nằm trong lãnh vực quyết định cá nhân và luật pháp như ai sẽ là người ni nấng dạy dỗ con cái? Gia tài của ci sẽ phân chia như thế nào? Xã hội và Giáo hội sẽ xử đối với họ ra sao?
        
Trong lúc tâm thần bất định như thế, họ vẫn buộc lòng phải quyết định nhiều vấn đề hệ trọng và kinh nghiệm cho thấy có nhiều quyết định đã được đặt căn bản trên tự ái, mất thăng bằng trong giây phút xao động tình cảm.
        
Chúng ta đang đề cập đến khía cạnh khúc mắc của vấn đề, tuy nhiên cũng cần phải trình bày rõ ràng vvấn đề này vì xã hội chúng ta đang sống cũng cần được báo động về những khó khăn mà những người ly thân và ly d đang phải đương đầu và cần trợ giúp. Xa hơn nữa, xã hội cũng cần phải được chuẩn bị để đương đầu với những vấn đề đang phát triển với một tốc độ khá nhanh. Số ly thân và ly dị trong một xã hội đánh giá mức độ cao thấp của xã hội đó và khi đề cập đến xã hội không thể không nói đến những vấn đề này.
        
Có một số người đề nghị nghiên cứu v ly thân và ly dị và xếp loại chúng như một kinh nghiệm phải trải qua về đời sống, một bước tiến phải vượt qua trong tiến trình đời sống con người, một người trước khi trưởng thành phải trải qua. Thật đau lòng khi phải đối diện với những đề nghị tắc trách như vậy.
        
Ly dị là một đau khổ, một đau khổ nặng nề và dai dng.
        
Nếu một người không thực sự yêu thương, không thực sự có ý muốn thành lập một gia đình, không thực sự đặt bất cứ một kỳ vọng nào vào cuộc sống lứa đôi thì ly dị đối với họ chỉ là một rắc rối phải vượt qua bằng thời gian.
        
Mặc dù vậy, những điều đã đề cập trên chưa hẳn là tất cả những gì một người phải đương đầu nếu họ rơi vào tình trạng ly dị. Không phải tất cả những người ly thân, ly dị đều phải trải qua những đau khổ giống như nhau. Không phải tất cả đều bị khước từ như nhau. Có nhng bài học kinh nghiệm về đời sống được thu thập, người ta có thể học được kinh nghiệm qua những đau khổ của cuộc sống mặc dù không ai tình nguyện học những đau khổ này. Đối với người Kitô Giáo, đây có thể được kể là một cảm nghiệm về sự chết và sự tái sinh. Hôn nhân không phải là con đường duy nhất dẫn người ta đến với Chúa. Thánh Giá trong đời sống là những đau khổ có thể là không cùng trong một vài trường hợp, dẫn đưa con người tới gn Núi Cavanô.
        
Có một người trưởng thành trong đau khổ của hoàn cảnh ly dị đã thốt lên: “Nếu có toàn quyền lựa chọn, tôi đã không bao giờ chọn con đường tôi đang đi, nhưng tôi phải cảm tạ Chúa về những đau khổ tôi đã vượt qua được trong thời gian qua.” Cũng có nhiều người trong hoàn cảnh ly dị, ly thân đã dồn hết tình yêu cho những đứa con của họ, những trẻ không may mắn có đủ cha mẹ như trong những đời sống gia đình bình thường.

VIỆC TÁI HÔN

Một điều không lấy gì làm lạ, đó là hầu hết những người đã ly dị sau đó đều lập gia đình một lần nữa. Có thể là họ tìm được trong lần tái hôn này những giải đáp cho những khó khăn họ đang phải đương đầu, có thể là họ phải tìm một cơ hội khác để chứng minh rằng mình có khả năng tạo lập một gia đình. Tuy nhiên, trái với những điều nhiều người nghĩ, cảnh sống của những gia đình thành lập lần thứ hai này lại còn gặp nhiều khó khăn hơn cảnh sống của những gia đình được thành lập lần thứ nhất, như thế có lẽ chúng ta nên nhìn vào chính những khó khăn này hơn là đánh giá trcủa họ như là lần đầu hay lần thứ mấy.
        
Đầu tiên có lẽ chúng ta nên nhìn vào nguyên nhân gây nên những khó khăn trong việc tái hôn: chắc không phải vì họ còn quá trẻ để bị cho rằng thiếu kinh nghiệm để lập gia đình, nhưng họ tái hôn có thể chỉ vì họ muốn tìm quên, tìm một nơi ẩn náu để tránh những khó khăn, phiền phức đã gây ra từ lần đổ vỡ trước, hoặc chỉ vì cô đơn và chán nản, hoc chỉ vì trở lại đời sống đc thân gặp quá nhiều khó khăn... Nếu một hay nhiều trong những nguyên nhân chúng ta vừa kể là động lực thúc đẩy họ kết hôn lần thứ hai thì phải coi chừng, vì những điều kể trên không phải là những yếu tố khiến một người quyết định kết hôn.
        
Thứ đến, có thể nguyên nhân đưa đến sự tan vỡ của gia đình lần trước sẽ chính là nguyên nhân làm tan vỡ gia đình thứ hai. Thí dụ như sự hoang phí quá đáng của một người đã làm cho gia đình trước đó tan vỡ, và nay vẫn chưa được sửa đổi thì chính nó sẽ làm tan vỡ gia đình thứ hai này.

        
Có thể trong lần thứ nhất, trong giấy tờ ly dị, một lầm lỗi nào đó đã được ghi nhận, nhưng nhiều người cho rằng đó chỉ là gán ghép cho có lệ, và để chứng minh điều này, họ thường cho người khác thấy lầm lỗi của người kia, chính lm lỗi này mới là nguyên nhân của sự tan vỡ, họ nói như thế… Họ cho rằng lầm lỗi duy nhất của họ đó là họ chọn sai người, nếu họ đã chọn đúng người thì sự việc đã không xảy ra. Trong một vài trường hợp, điều này đúng, nhưng đây là một thái độ hết sức nguy hiểm. Thường sự tan vỡ của một gia đình do cả hai người gây nên, chỉ có khoảng 1 % là do lỗi hoàn toàn của một bên.
        
Phải nhìn thấy và chấp nhận lầm lỗi do nh gây ra, đừng vì quá xấu hổ hay đau lòng mà trốn tránh. Nếu chấp nhận ly dị là một bài học thì phải tìm xem mình đã học được những gì? Nếu tự mình không tìm được thì cần sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn. Chưa tìm ra nguyên nhân khiến gia đình của mình tan vỡ thì khuyên đừng bao giờ lập gia đình một lần khác.
        
Những người đã ly dị thường lớn tiếng khuyên những người còn độc thân hãy chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi dấn thân vào hôn nhân, còn chính họ, họ tự cho rằng mình đã có kinh nghiệm nên không cn chuẩn b gì cả, thật là một sai lm nguy hiểm. Lần lập gia đình lần thứ hai là một người khác chứ không phải là người trước kiamọi thứ đều khác xa với những kinh nghiệm họ tưởng họ có thể áp dụng được.
        
Cuối cùng, phải nhìn thấy có một vài tương tự khi so sánh ly dị với việc một người phối ngẫu qua đời. Người vừa góa vợ hay góa chồng vội vàng đi tìm người thay thế cũng nguy hiểm không kém gì người vừa ly dị. Niềm đau mất mát vì sự ra đi của người bạn đời cũng cần thời gian để nguôi ngoaingười còn lại cũng cần thời gian để chuẩn b một đời sống khác với một người khác, không phải là người đã từng chia sẻ kinh nghiệm sống với mình trước kia.

 

(hết Chương Ba)

Lm. Jos. Bùi Đức Tiến,
Thẩm Phán Tòa Án Hôn Phối,
Tổng Địa Phận Melbourne & Tasmania,
Australia.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây