TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật II Phục Sinh -Năm C

“Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến” (Ga 20,19-31)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

TAHP và việc Tháo gỡ hôn nhân Công giáo (P8)

Thứ năm - 24/04/2025 09:42 | Tác giả bài viết: Lm. Jos. Bùi Đức Tiến |   21
Tòa Án Công Giáo là Tòa Án thành lập bởi Giáo Hội theo Giáo Luật để phân xử những tranh tụng liên can đến những việc thiêng liêng hay những vấn đề liên hệ với những việc thiêng liêng. (c.1401).

TÒA ÁN HÔN PHỐI và việc THÁO GỠ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO (P8)

TAHN 240425g


PHỤ CHƯƠNG
ĐẶC ÂN THÁNH PHAOLÔ


I. ĐẶC ÂN THÁNH PHAOLÔ LÀ GÌ?
        
Đặc ân Thánh Phaolô là tên gọi một phương thế tháo gỡ hôn phối của Giáo Hội.
        
Đặc ân Thánh Phaolô tháo gỡ những hôn phối đã cử hành giữa hai người không phải là Công giáo, chưa rửa tội bao giờ (dù rửa tội trong Giáo Hội Kitô Giáo khác).
        
Sự tháo gỡ này được đặt căn bản trên ý của Thánh Phaolô diễn tả trong thư gửi tín hữu Corintô: Còn những kẻ khác thì tôi bảo họ - tôi, chứ không phải Chúa – là nếu anh em nào có vợ ngoại, và người đó thuận ở với mình, thì chớ rẫy vợ. Và người nào có chồng ngoại, và người đó thuận ở với mình, thì đừng bỏ chồng. Vì chồng ngoại thì được thánh hóa nhờ v. Và v ngoại thì được thánh hóa nhờ chồng… Nhưng nếu phía ngoại người ta ly d, thì cứ ly dị, trong những trường hợp như thế, anh em hết bbuộc. Thiên Chúa kêu gọi anh em để được sống bình an” (1Cor. 7, 12-15).
        
Giáo Luật điều 1143 quy định như sau:
        
“Hôn phối kết ước giữa hai người không rửa tội được tháo gỡ bởi đặc ân Thánh Phaolô nhằm ích lợi đức tin của bên đã lãnh nhận B
í Tích Rửa Tội, do chính sự kiện là người đã được rửa tội lập hôn phối mới, miễn là người không rửa tội đã đoạn tuyệt với họ.
        
Hiểu là đoạn tuyệt khi không rửa tội không muốn chung sống với người đã nhận Bí Tích Rửa Tội, hay không muốn chung sống thuận hòa mà không xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa; đừng kể khi nào người đã được rửa tội, sau khi lãnh nhận Bí Tích đã gây ra cho bên kia một duyên cớ chính đáng để đoạn tuyệt.” (Can. 1146).
        
Sự tháo gỡ phải hội đủ hai điều kiện sau đây:

         1. Người tân tòng phải được rửa tội trước thời gian kết hôn lần thứ hai.
         2. Người vợ hay chồng ngoại đạongười tự ý bỏ ra đi, hay ít ra là vì không thể sống thuận hòa được, nên người đã rửa tội buộc phải ra đi.

II. KHI NÀO ĐẶC ÂN THÁNH PHAOLÔ ĐƯỢC ÁP DỤNG?
        
Những trường hợp sau đây có thể áp dụng đặc ân Thánh Phaolô:

         a. Một người Công Giáo muốn kết hôn với một người tân tòng Công Giáo, nhưng người tân tòng này trước kia đã kết hôn với một người chưa rửa tội bao giờ và hiện nay họ không còn sống chung với nhau nữa.

         b. Một người Công Giáo muốn kết hôn với một người tân tòng (rửa tội vào một Giáo Hội Kitô Giáo không phải là Công Giáo), người tân tòng này trước kia đã kết hôn với một người chưa rửa tội bao giờ và hiện nay họ không còn sống chung với nhau nữa.

         c. Một người tân tòng Công Giáo, trước kia đã lập gia đình với một người chưa rửa tội bao giờ, nhưng hiện nay không còn sống chung nữa, muốn kết hôn với một người Công Giáo.

         d. Một người tân tòng Công Giáo, trước kia đã lập gia đình với một người chưa rửa tội bao giờ, nhưng hiện nay không còn sống chung nữa, muốn kết hôn với một người không phải là Công Giáo.

III. TÒA ÁN NÀO ÁP DỤNG ĐẶC ÂN THÁNH PHAOLÔ?
        
Đặc ân Thánh Phaolô không phải là một trường hợp của Tòa Án Hôn Phối. Bản Quyền địa phương (Đức Giám Mục giáo phận) có thẩm quyền áp dụng đặc ân này. Tất cả các bng chứng về việc người vợ hay chồng không rửa tội không muốn sống thuận hòa, hay bỏ ra đi phải được minh xác...
        
Dù sau khi mọi bằng chứng đã được minh xác, hôn phối trước đó vẫn chưa được tháo gỡ, nhưng đương sự sẽ được cấp giấy miễn chuẩn. Luật qui định rằng hôn phối trước tự động được tháo gỡ khi đương sự thực hiện hôn phối lần thứ hai sau đó. Nghĩa là, khi hôn phối lần sau đó được thực hiện thì chính là lúc hôn phối trước chấm dứt.

 

ĐẶC ÂN THÁNH PHÊRÔ


Khác với đặc ân Thánh Phaolô, đặc ân Thánh Phêrô không được qui định trong Bộ Giáo Luật mà được ban hành sau khi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI chấp thuận, do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ngày 6-12-1973.
        
Cả hai đặc ân Thánh Phaolô và đặc ân Thánh Phêrô đều được gọi là những đặc ân Đức Tin.

NGUYÊN TẮC PHẢI THEO
KHI ÁP DỤNG ĐẶC ÂN THÁNH PHÊRÔ

I. Điều kiện: Để đặc ân được ban cách hữu hiệu, phải hội đủ ba điều kiện tuyệt đối (sine quibus non) sau đây:

         1. Trong suốt thời gian hôn phối, chỉ có một trong hai người được rửa tội.
         2. Không chung sống với nhau nữa, sau khi người thứ hai ngẫu nhiên cũng rửa tội.
         3. Người vợ hay chồng rửa tội, ủy thác toàn quyền cho ngưi đã rửa tội cho con cái, quyền giáo dục con cái theo Công Giáo. Vic ủy thác này phải làm bằng chứng.

II. Những điều kiện khác:

         1. Gia đình đã tan vỡ không còn cơ hội hàn gắn.
         2. Không tạo gương mù, gương xấu nếu kết hôn lần sau đó.
        3. Đương sự không phải là người gây ra sự tan vỡ gia đình cũ. Người Công Giáo mà đương sự sắp kết hôn với ng không phải là người chủ động tạo nên sự tan vỡ gia đình đó.
         4. Phi báo cho người vợ hay chồng bị bỏ rơi, nếu có thể được người đó không chống đối với những lý do chính đáng.
         5. Đương sự chấp nhận việc giáo dục những đứa con đã sinh ra do hôn phối trước đó.
         6. Phải dự liệu chu cấp cho người vợ hay chồng bị bỏ rơi, hoặc những đứa con theo l công bằng tự nhiên.
         7. Người Công Giáo mà đương sự sp kết hôn với phải sống theo tinh thần đức tin và săn sóc gia đình mới sắp được thành lập.
         8. Nếu người đương sự sắp lập gia đình với, chưa rửa tội, việc rửa tội càng sớm càng tốt.

 


CÁCH TÍNH LIÊN HỆ HỌ HÀNG
(theo Bộ Giáo Luật 1983)

 

image 20250424204221 1


        
1. Trực hệmối liên hệ họ hàng huyết tộc hàng dọc giữa ông bà, cha mẹ, con cái (người nọ sinh ra người kia). Trong việc hôn phối, theo luật tự nhiên, thiên luật, những người có họ hàng trực htrong liên hệ huyết tộc không bao giờ được kết hôn với nhau.
        
2. Bàng hệ là mối liên hệ họ hàng huyết tộc hàng ngang giữa một người với anh chị em của người ấy trong một gia đình, hay giữa một người với anh chị em được sinh ra do chú bác,dì, cậu mTheo luật tự nhiên, thiên luật, những người có họ hàng bàng hđến cấp thứ hai không thể kết hôn với nhau (anh chị em ruột). Theo luật Giáo Hội, những người có họ hàng bàng hđến cấp thứ bốn không thể kết hôn với nhau cách hữu hiệu.


 
CÁCH TÍNH LIÊN HỆ HỌ HÀNG


 


A sinh ra B và C.
B sinh ra D
D sinh ra F
C sinh ra E
E sinh ra G
A, B, D, F liên hệ họ hàng trực hệ
A, C, E, G liên hệ họ hàng trực hệ
B và C là anh chị em ruột (liên hệ bàng hệ cấp hai)
B và E là hai chú cháu hay bác cháu hay cô cháu bàng hệ cấp ba)
B và G là ông chú hay ông cậu hay bà cô với cháu (bàng hệ cấp bốn)
D và E là anh em chú bác (bàng hệ cấp bốn)
D và G (ng hệ cấp năm- lấy nhau được)
E và F (bàng hệ cấp năm- lấy nhau được).

 

NHỮNG CÂU HỎI GỢI Ý
CHO “BẢN TƯỜNG TRÌNH HÔN NHÂN”

Trong những câu trả lời của bạn, xin cho biết những thông tin này là do CHÍNH BẠN biết, hay là từ một người khác. Nếu là từ một người khác thì xin cho biết là AI, LÚC NÀO, và TRONG HOÀN CẢNH NÀO mà có được.

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN (Nguyên đơn và bị đơn)

1. Nguyên đơn:

      a) Tên đầy đủ (tên thánh tên họ tên gọi)
      b) Ngày tháng năm sinh, nơi sinh
      c) Địa chỉ
      d) Điện thoại – Email – liên lạc
      e) Trình độ học vấn
      f) Vài nét tiêu biểu về cá tính: hiền lành, cởi mở…
      g) Một vài sinh hoạt thường ngày…
      h) Một vài ghi chú…

2. Bị đơn

      a) Tên đầy đủ (tên thánh tên họ tên gọi)
      b) Ngày tháng năm sinh, nơi sinh
      c) Địa chỉ
      d) Điện thoại – Email – liên lạc
      e) Trình độ học vấn
      f) Vài nét tiêu biểu về cá tính: hiền lành, cởi mở…
      g) Một vài sinh hoạt thường ngày…
      h) Một vài ghi chú…

II. THỜI GIAN QUEN BIẾT

      1. Hoàn cảnh gặp gỡ và quen biết (thời gian, nơi chốn, sự kiện, người môi giới…)
      2. Những điều đáng ghi nhớ
      3. Những kỷ niệm khó quên
      4. Ý kiến đồng thuận của hai bên gia đình
      5. Ý kiến trái chiều của hai bên gia đình
      6. Nhưng lưu ý đáng quan tâm của bạn bè quen biết.

III. THỜI GIAN HẸN HÒ

      1. Hai người gặp nhau lúc nào (tháng và năm)? Mỗi người bao nhiêu tuổi?
      2. Làm sao mà gặp nhau?
      3. Ban đầu, điều gì lôi cuốn hai người đến với nhau?
      4. Hẹn hò với nhau bao lâu một lần? Thường thì làm gì? Thông thường hai người đi riêng một cặp, hay là đi chung với bạn bè hoặc gia đình?
      5. Bạn có nhận thấy sự chưa trưởng thành nơi người nào trong hai người khi kết hôn không?
      6. Xin mô tả thời gian hẹn hò. Có được đầm ấm và vui vẻ/ hay là bị ghi dấu bằng những cuộc tranh chấp, lưỡng lự? Xin giải thích.
      7. Mối quan hệ có từng chấm dứt trong thời gian hẹn hò không? (Xin cho biết rõ tháng/năm nào). Khi vao làm hòa với nhau? (Xin cho biết rõ tháng/năm nào).
      8. Tại sao làm hòa với nhau? Bây giờ nhìn lại, bạn vẫn làm hòa không? Xin giải thích.

IV. THỜI GIAN ĐÍNH HÔN VÀ CHUẨN BỊ ĐÁM CƯỚI (DÂN SỰ-TÔN GIÁO)

      1. Việc chuẩn bị của hai bên gia đình: có qua lại để bàn bạc không?
      2. Chuẩn bị tổ chức: Ai là người “chủ chốt” đứng ra lo liệu?
      3. Chuẩn bị giáo lý: chăm chú học, học cho đúng thủ tục…?
      4. Chuẩn bị cho “tổ ấm” tương lai: Có xem là mục tiêu?
      5. Cách thức tiến hành?

V. QUYẾT ĐỊNH KẾT HÔN

      1. Việc kết hôn được quyết định thế nào? Tại sao lại chọn thời điểm đó?
      2. Có thời gian đính hôn chính thức không?
      3. Ai cầu hôn (chủ động quyết định)?
      4. Có ai trong hai người bị “hồi yêu” sau một cuộc tình tan vỡ, hay sau một hôn nhân trước không? (Nghĩa là “tìm một sự thay thế”…)
      5. Bây giờ bạn có thể nói là bạn “đã sẵn sàng cho hôn nhân lúc đó” không?
      6. Có học dự bị hôn nhân hay được tư vấn trước khi kết hôn không?
      7. Có ai trong hai người “quá hăm hở” kết hôn không?
      8. Đã có vấn nạn rõ ràng hoặc là có dấu hiệu sẽ có vấn nạn sau nầy trong hôn nhân không? Nếu có, xin cho biết chi tiết càng rõ càng tốt.
      9. (ẢNH HƯỞNG) – Có ai trong hai người do dự trong việc kết hôn không? Nếu có, xin giải thích và cho biết tại sao chương trình kết hôn vẫn tiếp tục.
      10. Có ai đề nghị hai người ĐỪNG kết hôn không? Xin giải thích.
      11. Người trong gia đình mỗi bên đã phản ứng thế nào khi được biết hai người quyết định kết hôn?
      12. Có ai trong hai người bị bệnh về tâm lý, tâm thần hay xúc cảm vào lúc quyết định kết hôn không?
      13. (THÁI ĐỘ VỀ HÔN NHÂN) Trước lễ cưới, bạn và người phối ngẫu cũ có thảo luận về tính cách vĩnh viễn của hôn nhân không? Xin giải thích bạn hiểu thế nào về tính cách vĩnh viễn của hôn nhân?
      14. Có ai trong hai người tin rằng hôn nhân chỉ là một giao kèo dân sự, chỉ có hiệu quả về dân sự, không liên quan gì đến tôn giáo hay Giáo Hội không?
      15. Bạn và người phối ngẫu cũ có thảo luận về kế hoạch sinh con cái trong hôn nhân không? Mỗi người nghĩ sao về con cái?
      16. Trước khi kết hôn, bạn và người phối ngẫu cũ có thảo luận về việc chung thủy với nhau trong hôn nhân không? Lúc đó, mỗi người nghĩ thế nào? Bạn thấy vai trò của sự chung thủy trong hôn nhân là gì? Bạn và người phối ngẫu cũ của bạn có đồng ý là hôn nhân bắt buộc cả hai người cam kết sống chung độc nhất trong tình yêu với nhau cho đến trọn đời không?

VI. LỄ CƯỚI VÀ TUẦN TRĂNG MẬT

      1. Cảm tưởng của bạn về hôn nhân như thế nào ngay trước lễ cưới và trong lễ cưới?
      2. Bạn mô tả sự cam kết của bạn với người phối ngẫu trong ngày cưới như thế nào?
      3. Bạn có “tuần trăng mật”? Hồi ức của bạn thế nào: hạnh phúc, bình thường?...

VII. ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN

      1. Cả hai người có hạnh phúc trong hôn nhân không? Nếu không, xin giải thích rõ với chi tiết về bản chất của những vấn nạn. Bao lâu sau khi kết hôn thì bắt đầu có vấn nạn?
      2. Xin mô tả khả năng thông đạt. Mỗi người đã giải quyết những khác biệt, vấn nạn và xung khắc như thế nào?
      3. Những xung khắc chủ yếu trong hôn nhân là gì? Xảy ra lúc nào? Nguyên nhân là gì? Mỗi người đã phản ứng như thế nào? Bạn mô tả những cuộc cãi vã giữa bạn và người phối ngẫu cũ như thế nào?
      4. Đã dùng những biện pháp nào để sửa chữa các vấn nạn?
      5. Cả hai người có sống xứng đáng với trách nhiệm của người đã kết hôn không? Nếu không, thì những trách nhiệm nào đã bị sao lãng?
      6. Có chuyện ngược đãi về thể xác, tình dục hay xúc cảm của người nầy đối với kia không? Nếu có, xin mô tả.
      7. Mỗi người đối với con cái như thế nào?
      8. Có chuyện lạm dụng rượu chè, hay bất cứ loại ma túy nào khác không? Xin mô tả.
      9. Có cờ bạc không? Xin mô tả.
      10. Có bị nghiện/ ám ảnh nào khác không?
      11. Có vấn nạn gì trong hôn nhân thuộc về tâm lý không? Nếu có, xin giải thích.
      12. Tóm lại, theo bạn, tại sao hôn nhân tan vỡ? Xin cho biết chi tiết.

VIII. LIÊN QUAN ĐẾN ĐỜI SỐNG CHUNG

      1. Giờ giấc chăm sóc nhau
      2. Kinh tế tài chính: bàn bạc, mạnh ai nấy giữ?
      3. Con cái…?

IX. QUÁ TRÌNH CỦA MỖI BÊN

      1. Xin mô tả gia đình của bạn:

           a) Mô tả hoàn cảnh gia đình bạn hồi bạn còn nhỏ.
           b) Gia đình bạn đã từng có nhiều vụ ly dị, ly thân hay “sống chung” không?
           c) Gia đình bạn xem tôn giáo ra sao?
           d) Gia đình bạn quan niệm thế nào về hôn nhân?
           e) Bạn đối xử với người khác ra sao?
           f) Bạn có nghiêm túc hẹn hò với ai khác trước khi hẹn hò với người phối ngẫu cũ của bạn không? Bạn đã có bao nhiêu cuộc hẹn hò như vậy và tại sao lại chia tay?
           g) Xin mô tả những hành vi/thái độ nào bạn có thể đã trước khi kết hôn, mà sau này bạn nhận thấy như là vấn nạn:
           - Cờ bạc
           - Tiền bạc
           - Rượu chè
           - Các loại ma túy khác
           - Tình dục (cởi mở đối với các quan hệ tình dục, ác cảm đối với tình dục, các bệnh về tình dục, những câu hỏi về phái tính,v.v…)
           - Công việc làm ăn

      2. Xin mô tả quá trình gia đình người phối ngẫu cũ của bạn:

           a) Mô tả hoàn cảnh gia đình người phối ngẫu cũ của bạn hồi còn nhỏ.
           b) Quá trình gia đình người phối ngẫu cũ của bạn có nhiều vụ ly dị, ly thân hay sống chung không?
           c) Gia đình người phối ngẫu cũ của bạn xem tôn giáo ra sao?
           d) Gia đình người phối ngẫu cũ của bạn quan niệm thế nào về hôn nhân?
           e) Người phối ngẫu cũ của bạn đối xử với người khác ra sao?
           f) Người phối ngẫu cũ của bạn có nghiêm túc hẹn hò với ai khác trước khi hẹn hò với bạn không? Người ấy đã có bao nhiêu cuộc hẹn hò như vậy và tại sao lại chia tay?
           g) Xin mô tả những hành vi/thái độ nào người phối ngẫu cũ của bạn có thể đã trước khi kết hôn, mà sau này bạn nhận thấy như là vấn nạn:
           - Cờ bạc
           - Tiền bạc
           - Rượu chè
           - Các loại ma túy khác
         - Tình dục (cởi mở đối với các quan hệ tình dục, ác cảm đối với tình dục, các bệnh về tình dục, những câu hỏi về phái tính,v.v…)
           - Công việc làm ăn

X. ĐỔ VỠ

      1. Những nết xấu lộ diện…
      2. Chung thủy
      3. Trung thực

XI. SAU KHI ĐỔ VỠ

      1. Vẫn còn quan tâm?
      2. Mạnh ai nấy sống?
      3. Hoàn toàn không còn liên lạc

XII. TÌNH TRẠNG HIỆN NAY

      1. Phần của mình…
      2. Phần người kia…
      3. Nghe ngóng tin tức…

XIII. LÝ DO TIN RẰNG HÔN NHÂN VÔ HIỆU:

      1. Những lý do rất “chủ quan”
      2. Những “cảm nhận”…
      3. Niềm mong ước…

XIV. NHỮNG NGƯỜI LÀM CHỨNG VÀ NHỮNG CHỨNG CỚ…

      1. Một
      2. Hai
      3. Ba

XV. NHỮNG ĐIỀU CẦN VIẾT THÊM…

XVI. LY THÂN VÀ LY DỊ

      a. Bây giờ, bạn nhận định thế nào về tư cách và nhân phẩm của người phối ngẫu cũ?
      b. Hôm nay, người phối ngẫu cũ của bạn có thể xem là người chân thật không? Tại sao bạn trả lời như vậy?
      c. Bạn có muốn thêm điều gì về các nguyên nhân làm cuộc hôn nhân tan vỡ, hoặc về quá trình gia đình hay nhân phẩm của người nào trong hai người để giải thích tại sao cuộc hôn nhân không thành không?
      d. Cả bạn và người phối ngẫu cũ có chu toàn tất cả các bổn phận về dân sự/luân lý đối với nhau và đối với con cái không?
      e. Các đứa con có được dưỡng dục đầy đủ về thể lý, văn hóa, luân lý và tôn giáo không? Nếu không, thì tại sao?
      f. Bạn có từng được rửa tội không? Nếu có, thì vào lúc nào, giáo phái nào và nhà thờ nào?
      g. Người phối ngẫu cũ của bạn có từng được rửa tội không? Nếu có, thì vào lúc nào, giáo phái nào và nhà thờ nào?
      h. Bạn có trang trọng xác nhận là bạn đã nói ra hết sự thật mà bạn biết không?

           TÔI XÁC NHẬN NHỮNG ĐIỀU TRÊN ĐÂY LÀ THẬT THEO SỰ HIỂU BIẾT RÕ RÀNG NHẤT CỦA TÔI

      (KÝ TÊN).............................................................
      Ngày: ...................................................................





(mẫu đơn xin tuyên bố hôn nhân vô hiệu)

GIÁO PHẬN BANMÊTHUỘT
Giáo Xứ ……….

ĐƠN XIN TUYÊN BỐ HÔN NHÂN VÔ HIỆU

Ngày ….. tháng ….. năm ……….

Kính gửi: Tòa Án Hôn Phối Giáo Phận BANMÊTHUỘT[1]

1. Con là:....................................................................
      Địa chỉ liên lạc:......................................................
                                                                                   
      Điện thoại:................... E-mail:..............................
      Cha:............................ Địa chỉ:.............................
      Điện thoại.................... E-mail:..............................
      Mẹ:............................. Địa chỉ:.............................
      Điện thoại.................... E-mail:..............................

2. Con đã kết hôn theo luật đạo, tại: ..............................
      Ngày ….. tháng ….. năm ……….   
      với Ông/Bà ...........................................................
      Địa chỉ liên lạc:......................................................
                                                                                   
      Điện thoại:................... E-mail:..............................
      Cha:............................ Địa chỉ:.............................
      Điện thoại.................... E-mail:..............................
      Mẹ:............................. Địa chỉ:.............................
      Điện thoại.................... E-mail:..............................

3. Xin Tòa Án Giáo Phận thẩm tra và tuyên bố hôn nhân của chúng con là vô hiệu theo Giáo Luật.

4. Con nghĩ hôn nhân chúng con không thành vì lý do[2]:
..................................................................................
..................................................................................
..................................................................................

5. Con xin đính kèm bản tường trình về hôn nhân của con[3]

6. Những nhân chứng[4]:

      1. Họ tên...............................................................
      Địa chỉ liên lạc:......................................................
      Điện thoại.................... E-mail:..............................

      2. Họ tên...............................................................
      Địa chỉ liên lạc:......................................................
      Điện thoại.................... E-mail:..............................

      3. Họ tên...............................................................
      Địa chỉ liên lạc:......................................................
      Điện thoại.................... E-mail:..............................

           Con kính xin Tòa Án Giáo Phận giúp đỡ giải gỡ hôn phối để con được bình an sống đạo theo Luật Chúa, luật Giáo Hội và có thể tiến đến một hôn nhân khác.
(Nguyên đơn ký tên)




Cha Quản Xứ xác nhận cư sở
hay bán cư sở Công giáo hiện nay của Nguyên đơn:
..................................................................................
..................................................................................
..................................................................................

           Cha Quản Xứ (ký tên)



Hồ sơ đính kèm:
1. Bản tường trình hôn phối (bản in).
2. Chứng thư Rửa Tội, Thêm Sức.
3. Giấy đăng ký kết hôn ở chính quyền địa phương (nếu có)
4. Chứng chỉ hôn phối: ghi rõ ngày và nơi cử hành bí tích, linh mục chứng hôn và hai người làm chứng...
5. Tài liệu có giá trị làm chứng cho tiêu hôn (nếu có): văn thư, bệnh án, giấy ly dị đời....

 


[1] Đơn làm thành 3 BẢN.

[2] Nguyên nhân chính yếu khiến nguyên đơn nghĩ rằng hôn nhân vô hiệu. Ví dụ như: ngăn trở tiêu hôn, bị ép buộc, bị lường gạt, sai lầm trầm trọng về tư chất, thiếu năng cách…Khuyên nên xin tư vấn trước khi đệ đơn lên Toà Án.

[3] Nguyên đơn kể lại những điều có liên quan tới tình yêu, ý chí tự do kết hôn, hoàn cảnh, con người, sự xung đột, ly thân ngoại tình... Có ghi thời gian những sự việc xảy ra: Thời gian quen biết, tìm hiểu, thời kỳ đính hôn, hôn lễ, tuần trăng mật, đời sống gia đình những ngày sau đó, những bất thường trong đời sống vợ chồng, ly thân, ly dị, và liên hệ hiện tại với người phối ngẫu... đã đưa đơn xin tiêu hôn tại toà án nào chưa, tóm tắt lý do tại sao "nghi" bí tích hôn phối của mình không thành sự, dựa trên căn bản nào đã cho rằng có thể xin tiêu hôn.... Nên viết tường trình dài khoảng 2-3 trang. Nên xem bảng hướng dẫn của Tòa Án Hôn Phối để viết cho đầy đủ.

[4] Nên có khoảng ba nhân chứng trở lên. Trong tiến trình thẩm vấn nguyên đơn có thể đề nghị thêm bớt nhân chứng, và Tòa có thể đòi gặp thêm những nhân chứng khác để điều tra (Những người biết rõ những khúc mắc…).


HẾT

Lm. Jos. Bùi Đức Tiến,
Thẩm Phán Tòa Án Hôn Phối,
Tổng Địa Phận Melbourne & Tasmania,
Australia.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây