Học tập Thông điệp Laudato Si’: Bài 8

Với mỗi bài viết mà chúng ta đọc được, tâm hồn của chúng ta hết lần này đến lần khác lại bị tấn công bởi cơn cám dỗ đầu tiên.

HỌC TẬP THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI’
BÀI 8 - LINH ĐẠO VÀ GIÁO DỤC MÔI SINH


 

Với mỗi bài viết mà chúng ta đọc được, tâm hồn của chúng ta hết lần này đến lần khác lại bị tấn công bởi cơn cám dỗ đầu tiên.

Từ rất lâu trước khi Internet ra đời, một bậc khôn ngoan đã nói với tôi hơn 40 năm trước rằng: “Đừng vội vàng lãnh lấy lầm lỗi của người khác.” Tôi đã bị tiêm nhiễm về phương diện cảm xúc đối với một chủ đề vốn còn nhiều điều ẩn giấu và chỉ biết về các phần gây xúc động hơn là những gì đã được tiết lộ.

Lời khuyên của bậc khôn ngoan đó có vẻ đặc biệt phù hợp với nền văn hóa “phẫn nộ” trên mạng xã hội hiện tại của chúng ta, một nền văn hoá được thúc đẩy bởi khả năng chúng ta công khai những hành vi phạm tội với thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột hay gõ bàn phím chứ không phải trực tiếp mặt đối mặt.

Hậu quả của điều đó là mỗi ngày chúng ta có khả năng nhìn thấy và nghe thấy hàng tá tình huống và vấn đề gây khó chịu đòi hỏi chúng ta phải phản ứng: Thích? Quan tâm? Buồn? Giận? Và có một ô bình luận trống mời gọi chúng ta đưa ra một ý kiến, một nhận xét “nóng”, một lời lẽ khôn ngoan, một biểu hiện của tình đoàn kết, một lời xét đoán, một lời lên án, một lời đối đáp khéo léo hoặc trịch thượng đối với những kẻ ngu dốt, một lời đắc thắng đầy dứt khoát.

Internet mang lại cho chúng ta sự toàn tri và một nền tảng mà trước đây vốn chỉ dành cho Thiên Chúa. Và với mỗi bài viết mà chúng ta đọc được, tâm hồn của chúng ta hết lần này đến lần khác lại bị tấn công bởi cơn cám dỗ đầu tiên: Hãy bấm và gõ, vì bạn sẽ nên giống như Thiên Chúa khi biết được điều thiện và điều ác.

Sức quyến rũ của loại cám dỗ này trở nên tinh vi đối với cả người bị xúc phạm và những người bảo vệ người bị xúc phạm. Một người có thể bị xúc phạm (cách dễ dàng) và người kia có thể can dự vào sự xúc phạm đó (cách dễ dàng). Cả hai đều là một căn bệnh thiêng liêng.

Kinh Thánh và các Tổ phụ trong sa mạc đã cảnh báo chúng ta về việc yêu thích sự vinh quang, lời khen ngợi (những lượt “thích”?), những cuộc cãi cọ, tranh luận và hỗn loạn. Đây là những triệu chứng của sự kiêu ngạo, của cái tôi (ego) và của việc nô lệ cho “những đam mê”. Việc nô lệ cho những đam mê như thế dẫn đến sự thiếu phân định và không có khả năng thiết lập những ranh giới tinh thần và cảm xúc trong các mối tương quan.

Thật là khôn ngoan khi biết nhận ra liệu rằng chúng ta có đang hành động vì chính nghĩa và bênh vực kẻ yếu thế, hay chúng ta đang bị lôi cuốn vào sự phẫn nộ do đam mê hay chứng rối loạn chức năng của người khác trước nhận thức của họ về việc bị coi thường, xúc phạm, bị cách ly, ngược đãi hoặc bị công kích. Sau đó, ngay cả khi chúng ta đã nhận thức một cách chính xác, thì chúng ta phải quyết định xem liệu rằng phản ứng của chúng ta có khôn ngoan, trung lập, hữu ích và cần thiết hay không.

Làm thế nào để chúng ta bắt đầu thoát khỏi chứng nghiện được trở nên “giống như Thiên Chúa”?

Dưới đây là một số điều bạn cần tự hỏi chính mình trước khi lãnh lấy sự xúc phạm của người khác trên mạng (một số điều trong số đó có sự trùng lặp):

Tôi có hiểu biết tường tận hay không?

Tôi không thể kể ra biết bao nhiêu lần tôi đã nhận được những tin nhắn riêng tư có nội dung “Vì vậy, đây là phần còn lại của câu chuyện” sau khi tôi đã phản hồi một bài đăng. “Kẻ nói trước cứ biện hộ cho mình là đúng,nhưng đối phương đến, sẽ lột mặt nạ y.” (Cn 18,17)

Tôi phải đạt được gì khi phản hồi lại điều này?

Đi sâu vào cái tôi của bạn là khởi đầu của sự khôn ngoan.

Phản hồi CỦA TÔI sẽ tạo ra sự khác biệt nào? Nó có cần thiết không?

Đặc biệt là trên phương tiện truyền thông xã hội, nơi mỗi bình luận bổ sung thường chỉ là thêm phần “cường điệu” hoặc đơn giản chỉ là “ý tôi cũng vậy”.

Điều này có liên quan đến tôi một cách công khai theo cách mà tôi PHẢI tuyên bố một lập trường hoặc quan điểm cho thế giới thấy hay không?

Điều gì đang thuyết phục tôi phản hồi lại điều này? Tại sao tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải bày tỏ ý kiến của mình?

Điều gì đang xảy ra trong tâm hồn tôi vào lúc này? Tôi có cảm thấy bình an hay chỉ là một sự xáo trộn?

Cá nhân tôi (cố gắng) không bao giờ nhấn “GỬI” trong tình trạng rối loạn.

Điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra nếu tôi không trả lời ngay bây giờ hoặc không bao giờ là gì? Và, “Điều tốt nhất nào sẽ xảy ra nếu tôi đăng lời phản hồi này trong khi các lời phản hồi khác vẫn chưa được hoàn chỉnh?”

Nếu chúng ta có thể chân thành với chính mình, thì có lẽ những điều này sẽ giúp chúng ta lùi lại một bước khỏi việc đóng vai Thiên Chúa và tiến thêm một bước để trở nên cẩn trọng hơn đối với sự hiện diện trên của mình trên mạng xã hội.

Lm. JB. Đậu Quang Luật, O.F.M.
 Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên chuyển ngữ từ Aleteia

Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...