Sinh hoạt Ban Giáo Sĩ - Năm 2017


Sinh hoạt Ban Giáo Sĩ - Năm 2017

Khóa Thường huấn Linh mục và Phó tế (từ chiều 13/2 đến sáng 17/2 tại Tòa Giám mục)
Trong thư chung đề ngày 07/10/2016, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã ấn định năm 2017 là năm “chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống gia đình”, Đức Cha Giáo phận đã ấn định khóa Thường huấn Linh mục và phó tế năm nay 2017 theo chủ đề này.
- Chủ đề đó được triển khai dựa trên Tông Huấn Niềm Vui của Tình Yêu (Amoris Laetitia) của Đức Thánh Cha Phanxicô. Tông huấn được viết và gửi đến toàn thể Giáo Hội Công giáo, cũng như mọi người tin Đức Ki-tô, như là đúc kết những ý kiến, đề nghị của hai Thượng Hội đồng Giám mục: Thượng Hội đồng bất thường và Thượng Hội đồng Giám mục Thường lệ Khóa XIV từ ngày 4 tháng 10 đến 25 tháng10 năm 2015.
Khóa Thường huấn được linh mục Luy Nguyễn Anh Tuấn diễn tiến với những đề tài tổng quát như sau:
  1. Từ chiều 13/2 đến ngày 15/2/2017 Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn – Chánh Văn phòng HĐGM đã trình bày:
  • Phần I: Hướng dẫn đọc Tông Thư Niềm Vui của Tình Yêu (Amoris Laetitia)
  • Phần II: Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân
  • Phần III: Vai trò của lương tâm trong những quyết định luân lý liên quan đến gia đình
  • Phần IV: Đề nghị “Tư vấn Giáo Luật cho người ly thân hay ly dị”
  1. Ngày 16/2/2017, cha Giuse Nguyễn Văn Úy, Giám đốc chủng viện Lê Bảo Tịnh, phụ trách diễn giải những bài nói chuyện của các HY và TGM:
  • Bài I: của Đức Tổng Mục Vienne, Christoph Schonborn - Giới thiệu Tông huấn Amoris Laetitia.
  • Bài II: Cuộc nói chuyện giữa Đức Hồng Y Christoph Schonborn và bán nguyệt san “La Civiltà Cattolica”.
  • Bài III: Niềm vui của tình yêu và sự lưỡng lự của các nhà thần học
  • Bài IV:  
  • Cuộc tranh luận về “Amoris Laetitia”, giữa chuẩn mực và điều kiện luân lý.
  • Sự khích lệ của Tông huấn Amoris Laetitita, ngay cả trong những tình huống đầy khó khăn.
  • Tìm hiểu trong giáo huấn của Amoris Laetitia với giáo huấn các vị giáo hoàng tiền niệm, như: Sự trung thành sáng tạo) từ Đức Karol Wojtyla đến “Amoris Laetitita”.
  1. Chương trình khóa Thường huấn được kết thúc sớm hơn, để linh mục đoàn kịp lên đường đến Nhà thờ Phước Sơn (P. Phước Bình, Tx Phước Long, Bình Phước), tham dự Thánh lễ an táng cha Anrê Lê Trần Bảo, lúc 09g00 thứ sáu, ngày 17/2/2017.
      1. Tuần Tĩnh Tâm Linh mục
Tuần Tĩnh Tâm thường niên của hàng Giáo Sĩ Giáo Phận Ban Mê Thuột năm nay được khai mạc vào chiều thứ Hai ngày 13 tháng 11 năm 2017, và kết thúc vào sáng thứ Sáu ngày 17 tháng 11 năm 2017 với Thánh Lễ Truyền Chức Phó Tế tại Nhà Thờ Chính Tòa.
Ngay từ đầu giờ chiều ngày 13/11/2017, có 179 linh mục Triều và Dòng đang phục vụ trong giáo phận và 15 Chủng sinh chuẩn bị chịu chức Phó tế, hân hoan tập trung về ngôi Nhà Chung TGM để tham dự Tuần Tĩnh Tâm hằng năm.
Kỳ tĩnh tâm năm nay được Đức cha Giuse Trần Văn Toản, Giám Mục Phó giáo phận Long Xuyên hướng dẫn. Đúng 16g30, Đức cha Giáo phận, và linh mục đoàn vui mừng chào đón Đức cha giảng phòng trong bầu khí thân thương và đầy tình huynh đệ với giờ chầu phép lành.
Sau giờ cơm tối, lúc 20g00 ngày 13, Đức Cha giảng phòng gặp gỡ linh mục đoàn và bắt đầu bầu khí tĩnh tâm trong giờ tâm nguyện với chủ đề: ƠN GỌI LINH MỤC THỪA SAI – HÀNH TRÌNH TRONG TIN YÊU – TÍN THÁC VÀ TÍN TRUNG.
Khai mạc tuần tĩnh tâm, Đức cha giảng phòng gợi lên:  ý thức lời mời gọi của Thiên Chúa dành cho linh mục đoàn và từng thành viên trong linh mục đoàn, bước vào Cuộc hành trình với các Thánh Tử Đạo Việt Nam trong Tin yêu – Tín Thác – và Tín trung.
Với cảm nghiệm về lời mời gọi này, các linh mục bước vào tuần tĩnh tâm, được xem như điển hình cho cuộc hành trình đời sống và tác vụ linh mục thừa sai ra đi ngoại biên cùng với các Thánh Tử đạo Việt Nam. Sứ vụ Linh mục được sai đi với tư cách Thừa Sai trong giáo phận Ban Mê Thuột với vai trò độc đáo của người được Chúa chọn.
Trong bối cảnh tục hóa ngày nay với những quyến rũ của chủ thuyết tương đối, tính hời hợt và tìm dễ dãi, linh mục đoàn cần hồi tâm tìm lại nguồn gốc ơn gọi của mình để đi đến xác tín hơn.
Hai đề tài sẽ được Đức cha giảng thuyết cho các linh mục trong ngày 14.11 là:  Xác tín Ơn gọi linh mục Thừa Sai của tôi 
- S: Ơn gọi linh mục thừa sai: huyền nhiệm và độc đáo (“Xác tín ơn gọi của tôi trong Tin Yêu – Tín Thác – Tín trung”)
- C: Định hướng cho sứ vụ ra đi ngoại biên của tôi.
- Sáng ngày 15. 11. 2017: “Linh đạo tự hủy để có sự tự do nội tâm vì sứ vụ ra đi ngoại biên”
- Chiều: Hiệp nhất trong cộng đoàn đoàn - tham gia hiệp thông đồng trách nhiệm vì sứ vụ ra đi ngoại biên
Ngày 16.11.2017, sáng: Ơn gọi linh mục thừa sai - Khởi điểm mới trong Canh tân - Chia sẻ - Hiệp nhất.
- Chiều: Bước tới ngoại biên của sự sống và Cuộc vượt qua đinh mệnh.
    1. Sinh hoạt Chủng Viện Phaolô Lê Bảo Tịnh
      1. Quá trình hình thành
  • Chủng Viện Lê Bảo Tịnh Gp. Ban Mê Thuột được thành lập ngày 25/3/1968.
  • Do Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Huy Mai
  • Thánh bổn mạng: Phaolô Lê Bảo Tịnh, mừng hàng năm ngày 6/4.
  • Địa chỉ: Cây số 5, quốc lộc 26 và 27, phường Tân Lập, Tp. Buôn Ma Thuột.
  • Từ ngày thành lập Chủng viện đào tạo được 7 khóa – thời cuộc làm gián đoạn.
  • Tháng 10/1977: Chủng viện bị trưng thu, số chủng sinh còn lại về Tòa Giám Mục.
  • Ngày 8/4/1978: Chủng viện bị thanh lọc lần hai.
  • Ngày 29/6/1983: Chủng viện hoàn toàn giải tán đợi ngày chiêu sinh.
  • Tháng 3/2007: hoạt động trở lại.
  • Và cho đến nay, năm 2016, được tất cả 11 khóa với tổng số: 203 CS.
  • Địa chỉ hiện tại: 174 Trần Nhật Duật, Tp. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.
      1. Hành trình huấn luyện:
- Thời gian dự tu (Tiểu học và Trung học): Được chăm sóc và hướng dẫn bởi gia đình và cha quản xứ.
- Thời gian đại học (Ứng sinh ngoại trú): Các em nộp đơn vào Chủng viện và hằng năm được đưa về Chủng viện 2 lần để tĩnh tâm, nuôi dưỡng, phân định ơn gọi, vào tháng 2 và tháng 8 hằng năm.
- Thời gian xong đại học: Các ứng sinh được thi tuyển vào Chủng viện. Thời gian thi: tháng 8 hằng năm, với các môn thi:
+ Giáo Lý                 + Việt văn                     + Anh Văn
+ Gặp gỡ - Đối thoại để tuyển
+ Số lượng ứng sinh tuyển vào: 25 ứng sinh/ năm.
+ Liên hệ hồ sơ: xin gặp cha Gioan Nguyễn Sơn
(Đt: 0194 055 659)
- Thời gian huấn luyện: (Ứng sinh nội trú) 2 năm trước khi gởi xuống Đại Chủng Viện Sao Biển - Nha Trang.
a. Các yếu tố được huấn luyện:
+ Đời sống thiêng liêng.
+ Đời sống nhân bản.
+ Đời sống tri thức.
+ Các kĩ năng mục vụ.
+ Tinh thần truyền giáo.

b. Thời gian học trong năm.
- Khai giảng đầu tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 5.
- Tĩnh tâm vào Chúa Nhật đầu tháng.
      1. Ban đào tạo:
- Cha Giuse Nguyễn Văn Úy:                   Giám đốc.
- Cha Gioan Nguyễn Sơn:                        Linh hướng.
- Cha Giuse Nguyễn Quang Diệu:            Đồng hành nhân bản.
- Cha Phêrô Bùi Hãnh Diễn:                     Đồng hành tri thức.
      1. Tổng số ứng sinh hiện tại:
     - Ứng sinh nội trú: 39 (+ Khóa 11: 21, Khóa 12: 18)
- Ứng sinh ngoại trú: 75

1.3. 121 Đại Chủng Sinh BMT Học Tiếng Stiêng, Hè 2017
Giáo phận Ban Mê Thuột là một giáo phận truyền giáo. Đây là địa bàn sinh sống của nhiều cộng đồng sắc tộc khác nhau. Trong đó, dân tộc Êđê, M-nông và Stiêng là 3 cộng đồng sắc tộc lớn nhất bên cạnh cộng đồng người Kinh. Việc quan tâm truyền giáo cho cộng đồng các sắc tộc này là nỗi ưu tư hàng đầu của Đức Cha Vinh Sơn. Chính vì thế, cứ mỗi dịp hè, Đức Cha lại tổ chức những khóa học nội ngữ cho quý thầy Đại Chủng Sinh của giáo phận. Ngài mong ước quý thầy sẽ có cơ hội được tiếp xúc với ngôn ngữ và tìm hiểu văn hóa của các sắc tộc, nhờ đó quý thầy dễ gần gũi, hiểu và yêu mến anh em sắc tộc hơn.
Năm nay, Đức Cha Giáo phận tổ chức khóa học tiếng Stiêng. Đây là ngôn ngữ của anh em sắc tộc Stiêng. Tiếng Stiêng thuộc họ Nam Á (Austro-Asiatic), chi Môn – Khmer, nhánh Nam Bahnar cùng với các ngôn ngữ Kơho, Mnông, Chrau. Trong quá trình phát triển, tiếng Stiêng đã hình thành hai phương ngữ: Stiêng Bu Lơ và Stiêng Bu Dêêh. Phương ngữ Bu Lơ có thể chia làm hai tiểu phương ngữ theo vùng địa lý: tiếng Bu Lơ ở Phước Long (trước đây, nay là Bù Gia Mập, Phú Riềng và Thị xã Phước Long) và tiếng Bu Lơ ở Bù Đăng. Phương ngữ Bu Dêêh cũng thế, gồm Bu Dêêh ở Bình Long và Lộc Ninh.
Có nghiên cứu khác cho thấy tiếng Stiêng có thể được phân làm ba nhóm chính: nhóm thứ nhất chịu ảnh hưởng tiếng M-nông chủ yếu được sử dụng ở vùng Bù Đăng. Nhóm thứ hai ở vùng Phước Long trước đây, nay là Bù Gia Mập, Thị xã Phước Long và Phú Riềng, được xem như tinh ròng nhất và nhóm thứ ba ở vùng Bình Long, chịu ảnh hưởng nhiều của tiếng Khơ-me. Hiện nay, đã có ít nhất bốn cuốn từ điển của ngôn ngữ này. Đó là cuốn Dictionare Stieng của tác giả người Pháp Azémar R.H.P. in năm 1887, cuốn Stiêng – English Dictionary của hai tác giả người Mỹ, Lorrain Haupers và Ralph Haupers, in năm 1991, và hai cuốn từ điển Việt - Stiêng và Từ điển Stiêng - Việt, do một nhóm nghiên cứu có Tiến Sỹ Lê Khắc Cường làm chủ biên. Dầu vậy, các cuốn từ điển này vẫn còn rất nhiều giới hạn. Chữ viết của ngôn ngữ Stiêng đang được từng bước hoàn chỉnh, đặc biệt là các từ ngữ dùng trong tôn giáo. Phần tiếng Stiêng đang được trình bày cho quý thầy Đại Chủng Sinh của Giáo phận nhà là phương ngữ Bu Lơ vùng Phước Long.
Khóa học tiếng Stiêng năm nay diễn ra trong 2 tuần, từ ngày 23/6 đến 07/7/2017. Tham gia khóa học có 121 thầy Đại Chủng Sinh từ khóa 11 đến khóa 17.
Ban giảng huấn gồm:
- Cha GB. Nguyễn Văn Liêm: Trưởng ban
- Thầy FX. Điểu Mai Đen
- Thầy FX. Điểu Mai Sơn
- Thầy FX. Điểu Tuấn.
           
Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...