Đức Phanxicô, cổ động viên niềm vui của lòng tin


Đức Phanxicô, cổ động viên niềm vui của lòng tin

fr.aleteia.org, Jean Duchesne, 2018-11-27

Ngày thứ bảy 1 tháng 12, Đài Đức tin và Văn hóa (L’Observatoire Foi et Culture, OFC) có buổi hội thảo hàng năm về chủ đề Kitô giáo và văn hóa: “Thời khắc Phanxicô”.

Kitô giáo và văn hóa: “Thời khắc Phanxicô”. Đây là chủ đề trọng tâm đã thúc đẩy cho tổ chức Đài Đức tin và Văn hóa hành động và biện minh cho công việc này: đâu là sự thích đáng phải giữ đức tin trong một thế giới ngày càng để đức tin qua bên lề hay xem như một vật chưng trong bảo tàng viện? Đâu là các nguồn lực mà đức tin còn mang lại và và một lần nữa trong bối cảnh đó, tại thời buổi toàn cầu hóa, không chỉ đặc trưng bởi một thế tục hóa phổ quát và không lay chuyển, nhưng người ta còn ghi nhận một sự “quay trở về tôn giáo”, đạo hồi giáo bành trướng, sự khẳng định của đạo hinđu, đạo phật và thậm chí còn cả sự công nhận cho một nhu cầu “tâm linh?” Lời của các kitô hữu có còn được nghe? Họ có thể mang lại gì cho người khác và họ nên học gì ở người khác?

Ngày nay cũng như từ nhiều thế kỷ, phần lớn các câu trả lời là từ giáo hoàng. Đức Phaolô-VI, Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI không thiếu để dịp đối thoại với văn hóa thời của họ, Đức Phaolô-VI trong phong cách cổ điển, Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI có tầm mức tri thức cao, luôn chú tâm trong các nghiên cứu và tìm những điều mới mẻ. Từ năm 2013, Đức Phanxicô áp đặt phong cách riêng của mình, ngài nhắc lại lời của Đức Gioan XXIII, với nội dung cho cả người không thế tục cũng như cho người không có đức tin hay không giữ đạo, các Thông điệp Ánh sáng Đức tin (Lumen fidei, 2013) và Thông điệp Chúc tụng Chúa (Laudato si’, 2015), các Tông huấn Niềm vui Tin Mừng (Evangelii gaudium, 2013), Tông huấn Niềm vui Yêu thương(Amoris laetitia, 2016) và Tông huấn Vui mừng và Hân hoan (Gaudete et exsultate, 2018), là các văn bản vững chắc về mặt thần học hay triết lý. Nhưng các bản văn này có hai nét đặc biệt: tất cả đều nhấn mạnh đến niềm vui của lòng tin, về cách thực hiện nó và sống với nó.

“Thời khắc Phanxicô”

Như thế tác động của Đức Phanxicô rộng về mặt văn hóa: vượt lên các lập trường của ngài về hôn nhân, môi sinh, đối thoại liên tôn hay lạm dụng tình dục và những việc khác trong Giáo hội, ngài làm rõ các lựa chọn mà mỗi người phải làm trong đời sống riêng của mình, từ đời sống cụ thể hàng ngày cho đến các tùy chọn phải quyết định chung, qua lòng tin vào Chúa trong sự mật thiết của quả tim. Nếu văn hóa không giới hạn vào các tác phẩm văn chương và nghệ thuật nhưng thấm đượm vào tầm nhìn và các ứng xử tất cả mọi sự của từng người, như thế chúng ta có thể nói có “Thời khắc Phanxicô” trong lịch sử không những của Giáo hội mà còn trong văn hóa của thế kỷ 21, khi các thách đố ngày càng thể hiện rõ.

Để hướng dẫn các suy tư trong buổi hội thảo do Giám mục Hubert Herbreteau chủ tọa, Đài Đức tin và Văn hóa đã mời các nhân vật nòng cốt: triết gia François Jullien, người đã nghiên cứu các nguồn lực của kitô giáo cả ngoài phạm vi đức tin; sử gia  Guillaume Cuchet, mà tác phẩm giải kitô giáo và các nguyên do của nó đã tạo nhiều phản hồi; nhà sinh học Michel Morange của Trường Cao đẳng Hành chánh nói về vấn đề “khoa học và đức tin” và hai giám mục: Giám mục Jean-Pierre Batut, giáo phận Blois, chuyên gia thần học của hội đồng giám mục Pháp, giám mục danh dự Claude Dagens, giáo phận Angoulême, thuộc Viện Hàn Lâm Pháp, tác giả ba tác phẩm quan trọng về chỗ đứng của Giáo hội trong xã hội ngày nay. Ngoài ra còn có sự góp mặt của nhà xã hội học Dominique Wolton, người vừa xuất bản quyển sách đối thoại với Đức Phanxicô, Chính trị và Xã hội, và bà Anne-Marie Pelletier, chuyên gia Kinh Thánh (Giải Ratzinger năm 2014), bà Christiane Rancé, tiểu thuyết gia, nhà báo, nhà khảo luận và bà Elena Lasida, chuyên gia kinh tế và linh mục Dòng Tên François Euvé, giám đốc tạp chí Études.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

http://phanxico.vn/2018/11/28/duc-phanxico-co-dong-vien-niem-vui-cua-long-tin/

Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...