Sáng kiến “Nồi cơm chung” ở Peru
Sáng kiến “Nồi cơm chung” cho người nghèo của Caritas Lima ở Peru
Thực tế, mối dây liên đới này bắt nguồn từ tình cảm cao quý giữa những người chia sẻ với những người kém may mắn, thực phẩm do các giáo xứ, cá nhân, tổ chức và công ty quyên góp. Đây là những gì thấy trước bởi sáng kiến “Ollas comunes - Nồi cơm chung”, một dự án của Caritas Lima, qua 90 căng tin và điểm phân phối, mỗi tháng cung cấp hơn 10 tấn thực phẩm cho những người dân vùng ngoại ô thủ đô.
Tương quan tình bạn này có được nhờ các nhân viên mục vụ và các linh mục của các giáo xứ ở những khu dân cư nghèo nhất, cộng tác với các đại diện của sáng kiến “Nồi cơm chung” và Caritas, tổ chức điều hành vấn đề với tầm nhìn đa chiều.
Tổng Thư ký Caritas Lima, Sylvia Caceres, từng giữ chức vụ Bộ trưởng Lao động Perù giải thích với Báo Quan sát viên Roma, sáng kiến là một phản ứng khẩn cấp trước thảm kịch nạn đói. Đây là một phản ứng chung và do chính các gia đình và các tổ chức ở khu vực quản lý điều hành những nguồn lực nhận được từ Giáo hội, chính phủ và các công ty. Tổng Giáo Phận giải quyết tích cực vấn đề nghèo đói bằng một sự tiếp cận thiếu tầm nhìn phúc lợi và không giới hạn ở nạn đói. Trái lại, Đức Tổng Giám Mục Carlos Gustavo Castillo Mattasoglio của Lima khuyến khích Caritas và những người quản lý “Nồi cơm chung” xây dựng một tình bạn, không phụ thuộc trong mối quan hệ với những người cần giúp đỡ nhất.
Ý tưởng “Nồi cơm chung” ở Lima ra đời trong thời đại dịch. Tổng Thư ký Caritas Lima khẳng định, bước đầu tiên là nhìn nhận một vấn đề mà mọi người đều biết, đó là chính quyền không có khả năng ứng phó với đại dịch Covid-19. Mặc dù người nghèo là thành phần chính phủ phải biết và có chương trình hành động cho họ, nhưng trong thời đại dịch có sự thiếu sót trong việc tổ chức và thu thập thông tin từ phía nhà nước.
Ở Lima và nói chung ở Perù, thị trường lao động phần lớn không chính thức, chiếm khoảng 70% các hoạt động kinh tế, vì vậy các doanh nhân và những người buôn bán trên đường phố phải sống trong tình trạng nghèo đói nghiêm trọng, không có trong danh sách quyết toán của nhà nước. Trong hoàn cảnh này, để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp, Giáo hội đã hướng dẫn Caritas liên lạc với những người có trách nhiệm ở các giáo xứ để các nguồn lực và thực phẩm có thể được phân phối cách nhanh chóng.
Năm 2020, sáng kiến “Nồi cơm chung” đã trở thành một “tuyến can thiệp chiến lược” của Caritas Lima. Hiện nay, khoảng 2200 người được phục vụ hàng ngày tại 23 cộng đoàn nằm ở ngoại ô thành phố, nơi các dịch vụ công không đến được nhưng các giáo xứ vẫn hiện diện đông đảo.
Chính phủ cung cấp khoảng một phần ba số thực phẩm được phân phối cho những người cần nhất. Một số bếp ăn chung không được chú ý, trong một không gian nơi các tổ chức tư nhân, Giáo hội Lima và các tổ chức phi chính phủ cộng tác theo cách phụ trợ để cung cấp thức ăn cho 300 người khác, với tổng số 2500 “người dùng” mỗi ngày. Đó là những bà mẹ đơn thân, gia đình đơn thân, người già, người khuyết tật và mắc bệnh mãn tính. Những con số chứng tỏ tỷ lệ nghèo ở Lima đã tăng gấp đôi sau 4 năm: 14% vào năm 2019 và tăng lên 28% vào năm 2023.
Theo bà Caceres, tình trạng nghèo đói đã trở nên tồi tệ hơn ở Peru. Nguồn lực và cơ hội việc làm cũng bị hạn chế. Hơn nữa, có sự bất ổn chính trị gây ra sự tuyệt vọng và điều này đi kèm với hầu hết các dự án gia đình. Điều này chất vấn mọi người, là những công dân, Kitô hữu, dấn thân bảo đảm phẩm giá của nhiều anh chị em. Giáo hội đang đáp lại bằng những lời kêu gọi liên đới và đón nhận một tinh thần mà bà Caceres định nghĩa là người Samari, nhờ sự cộng tác của các tình nguyện viên, sinh viên, nhân viên mục vụ, người trẻ và người lớn tuổi.
Khi được hỏi bà có kinh nghiệm gì về tương quan giữa người nghèo và Tin Mừng, Tổng Thư Ký Caritas Lima trả lời: “Tôi cho rằng đức tin được củng cố trong cuộc gặp gỡ với những anh chị em túng thiếu nhất. Trong quan điểm này, chúng tôi đang khuyến khích hoặc là một phần của quá trình hoán cải nhằm đưa Giáo hội đến gần hơn với dân chúng. Hiện nay, những người này đang phải cố gắng với những nhu cầu đã trở nên rõ ràng hơn trong quá khứ và đã trở thành một phần cấu thành phẩm giá và sự công nhận của một dân tộc. Gặp gỡ anh em đang gặp khó khăn củng cố tinh thần và niềm tin của chúng ta vào một Thiên Chúa của sự sống, Đấng ủng hộ công lý, Đấng khuyến khích chúng ta làm việc cho hòa bình và biến đổi tình trạng nghèo đói để mọi người nhận ra mình trong tình huynh đệ phổ quát”. Một hành trình được thực hiện cùng nhau trong không gian của tình bạn và tràn đầy hy vọng.
Nguồn tin Vatican News