Phỏng vấn Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam. Sau đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên với ngài trên cương vị mới.


PHỎNG VẤN ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC MAREK ZALEWSKI
- ĐẠI DIỆN TÒA THÁNH THƯỜNG TRÚ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Như đã đưa tin, ngày 23.12.2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam. Sau đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên với ngài trên cương vị mới.



CBCV’s media interviews His Grace Marek Zalewski
The first Resident Pontifical Representative in Vietnam

Hanoi, February 2024
(Transcribed and translated by Tâm Bùi,
edited by Fr. Joseph Vũ)

1. Your Excellency! Thank you for being here with us. We are so happy to have this interview with you. The first interview that you are in the new chapter. On December 23, 2023, the Holy Father appointed you as the first Resident Pontifical Representative in Vietnam. Could you share with us your feelings about this appointment?

Trọng kính Đức cha! Cảm ơn Đức cha đã hiện diện nơi đây với chúng con. Chúng con rất vui khi được phỏng vấn đức cha. Vào ngày 23.12.2023, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm đức cha làm Đại diện Tòa Thánh thường trú đầu tiên tại Việt Nam. Đức cha có thể chia sẻ với chúng con cảm nhận của cha về bổ nhiệm này được không?

ĐTGM Marek Zalewski: First of all, thank you for this interview. I would like to greet all Catholic bishops, priests, religious men and women, and all Catholic communities in Vietnam. You asked me about the feeling. First, the feeling I had was joy, joy to be appointed as residence papal representative in Vietnam. As you know, in the last 5 years, I have been traveling from Singapore to Vietnam. Now I have in Hanoi my residence, my office. This gives me not only joy but also hope for a better future for my office here for working with Catholic bishops for the good of the church in Vietnam.

Trước hết, cảm ơn cha phỏng vấn. Tôi xin chào quý đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa tại Việt Nam. Cha hỏi tôi về cảm nhận. Đầu tiên, cảm giác của tôi là niềm vui, niềm vui được bổ nhiệm làm Đại diện Tòa Thánh thường trú tại Việt Nam. Như cha đã biết, trong 5 năm qua, tôi di chuyển qua lại từ Singapore và Việt Nam. Bây giờ tôi có chỗ ở, văn phòng tại Hà Nội. Điều này mang lại cho tôi không chỉ niềm vui mà còn hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho văn phòng của tôi ở đây để làm việc với Hội đồng Giám mục vì lợi ích của Giáo hội tại Việt Nam.

2. Since this is the first time the Holy See has a Resident Pontifical Representative in Vietnam, could you explain the role of the Resident Pontifical Representative and its distinction between other diplomatic roles as Apostolic Delegate and Apostolic Nuncio?

Vì đây là lần đầu tiên Tòa Thánh có Đại diện thường trú tại Việt Nam, Đức cha có thể giải thích vai trò của Đại diện Tòa Thánh thường trú và sự khác biệt giữa các vai trò ngoại giao khác như Đại diện Tòa thánh và Sứ thần Tòa thánh không?
 
ĐTGM Marek Zalewski: With pleasure, it’s a relatively easy distinction because the diplomatic world all ambassadors, counselors and international law make practically three distinctions concerning the life of diplomacy. When two countries have full diplomatic relations. We call envoy ambassador or apostolic nuncio. If a nuncio is residing in a country is called Resident Apostolic Nuncio. If it is covered only a country from another country called not Resident Apostolic Nuncio. In my case in Vietnam, I am called resident pontifical representative because there is no diplomatic relation between the government of Vietnam and the Holy See. This is the reason I am here, not as a Diplomat without immunities and privileges. But my office permanent office in Hanoi so practically I work and I am considered as Apostolic Nuncio. Apostolic delegates instead are the Pope's Representatives that can visit any country any time but they don't have resident and they don't have permanent office in that countries.

Vâng, rất vui lòng, điều này rất dễ phân biệt bởi vì trong giới ngoại giao, các đại sứ, tham tán và công ước quốc tế đều đưa ra ba điểm khác biệt trong ngành ngoại giao. Khi hai nước có quan hệ ngoại giao toàn diện. Chúng tôi gọi là đại sứ hoặc sứ thần Tòa Thánh. Nếu một sứ thần đang cư trú tại một quốc gia thì được gọi là Sứ thần Tòa Thánh thường trú. Nếu sứ thần chỉ coi sóc một quốc gia từ một quốc gia khác được gọi là Sứ thần Tòa thánh không thường trú. Trong trường hợp của tôi ở Việt Nam, tôi được gọi là Đại diện Tòa Thánh thường trú vì Chính phủ Việt Nam và Tòa Thánh vẫn chưa có quan hệ ngoại giao chính thức. Đây là lý do tôi ở đây, không phải tư cách là nhà ngoại giao với quyền miễn trừ và đặc quyền ngoại giao. Nhưng văn phòng của tôi thường trú tại Hà Nội nên thực tế tôi làm việc và được coi là Sứ thần Tòa Thánh. Thay vào đó, các Khâm sứ Tòa Thánh là đại diện của Giáo hoàng có thể đến thăm bất kỳ quốc gia nào vào bất kỳ lúc nào nhưng không được cư trú và không có văn phòng thường trú tại quốc gia đó.

3. How would your appointment impact the relationship between Vietnam and the Vatican, and how would it affect the Church in Vietnam?

Việc bổ nhiệm của Đức cha sẽ tác động đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Vatican như thế nào, và cả đối với Giáo hội tại Việt Nam?

ĐTGM Marek Zalewski: I think that my appointment can only improve these relations which are already good because maybe you remember we started almost 12 years ago to have frequent contact. In 2010, I was established to join a working group between the Holy See and the government of Vietnam. Then, the first non-resident representative was appointed monsignor Leopoldo Girelli in 2011 and I am his successor. I came to Singapore in 2018 with the title also as not resident representative for Vietnam. Now my title change, improved let's say like this. I can stay, I can have my office in Hanoi. So the relations will be even stronger better and more trustworthy for the church, for the government. Here I have to say my gratitude, express my gratitude to the government of Vietnam. Because of their openness and tolerance, we achieved this level that even 10 years ago was impossible. Even to think that the Holy Father, the Vatican, will have a permanent office in Hanoi. I'm grateful also to Vietnamese Bishops for their collaboration, understanding, helping they offer to me. Because the office is new, I have to organize many things. But with the help of God, help of bishops and acceptance help of the government I think everything is possible.

Tôi nghĩ rằng việc bổ nhiệm của tôi chỉ có thể cải thiện những mối quan hệ vốn đã tốt đẹp này vì có lẽ cha còn nhớ chúng ta đã bắt đầu liên lạc thường xuyên cách đây gần 12 năm. Năm 2010, tôi được bổ nhiệm để tham gia nhóm làm việc giữa Tòa Thánh và Chính phủ Việt Nam. Sau đó, Đại diện không thường trú đầu tiên được bổ nhiệm là Đức cha Leopoldo Girelli vào năm 2011 và tôi là người kế vị ngài. Tôi đến Singapore vào năm 2018 với tư cách cũng là Đại diện không thường trú của Việt Nam. Bây giờ chức vụ của tôi đã thay đổi, hay nói cách khác là được cải thiện. Tôi có thể ở lại, tôi có thể có văn phòng ở Hà Nội. Vì vậy, các mối quan hệ sẽ càng vững mạnh hơn, tốt đẹp hơn và đáng tin hơn đối với Giáo hội, đối với Chính hủ. Ở đây tôi phải nói lời cảm ơn, cảm ơn Chính phủ Việt Nam. Nhờ sự cởi mở và đón nhận của họ, chúng ta đã đạt được mức quan hệ mà ngay cả 10 năm trước cũng không thể có được. Hay thậm chí là nghĩ đến việc Đức Giáo hoàng, Tòa Thánh sẽ có văn phòng thường trực tại Hà Nội. Tôi cũng biết ơn Hội đồng Giám mục Việt Nam vì sự cộng tác, hiểu biết và giúp đỡ của quý đức cha dành cho tôi. Vì văn phòng mới nên tôi phải sắp xếp nhiều thứ. Nhưng với ơn trợ giúp của Chúa, sự giúp đỡ của Hội đồng Giám mục và sự hỗ trợ của Chính phủ, tôi nghĩ mọi thứ đều có thể thực hiện được.
 
4. Since September 2018, you have made many pastoral visits in Vietnam, what do you think about the life of faith of the faithful in Vietnam?

Kể từ tháng 9.2018, Đức cha đã thực hiện nhiều chuyến thăm mục vụ tại Việt Nam. Vậy Đức cha có suy nghĩ gì về đời sống đức tin của các tín hữu tại Việt Nam?

ĐTGM Marek Zalewski: Yes, thank you for this question. It is very important for the life of the church. I have been 36 times in Vietnam in this last 5 years, excluded the two years of Covid because during the covid time I didn't travel. Which is a good record I think I have visited almost all diocese and my impression was always positive about the church in Vietnam. The church is young, enthusiastic, faithful to the Gospel. And I hope the Catholics will remain, will follow this line, will follow Jesus Christ, his Commandments. Although they will be tempted by many other proposals, social media, and false promises. But I think we should remember that the true way is the way that Jesus Christ shows us.

Vâng, cảm ơn cha vì câu hỏi này. Điều này rất quan trọng đối với đời sống của Hội Thánh. Tôi đã đến Việt Nam 36 lần trong 5 năm qua, không tính 2 năm Covid vì trong thời gian Covid tôi không thể di chuyển. Đó là một thành quả tốt, tôi nghĩ rằng tôi đã đến thăm hầu hết các giáo phận và ấn tượng của tôi luôn tích cực về Giáo hội tại Việt Nam. Một Hội Thánh trẻ trung, nhiệt thành và trung tín với Tin Mừng. Và tôi hy vọng người Công Giáo sẽ tiếp tục, sẽ đi theo đường lối này, sẽ bước theo Chúa Giêsu Kitô, và giữ các Điều Răn của Ngài. Mặc dù họ sẽ bị cám dỗ bởi nhiều thứ khác, bởi mạng xã hội và những lời hứa hão huyền. Nhưng tôi nghĩ chúng ta nên nhớ rằng con đường thật là con đường mà Chúa Giêsu Kitô chỉ cho chúng ta.

5. What is your hope for the diplomatic between Vietnam and the Holy See?

Đức cha hy vọng điều gì vào mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Tòa Thánh?

ĐTGM Marek Zalewski: Diplomacy between the Holy See and Vietnam has changed also in recent years. From the time when was practically impossible to have formal contacts between the government of Vietnam and the Holy See. Now we have permanent residence of the pope’s representative in Vietnam. So it's a huge historical achievement. But this was possible because we are committed to be tolerant, to understand each other,  to be good citizens and good Catholics. This is possible with goodwill. We should follow the Gospel. We should announce, we should be missionaries in our own country. But at the same time we have to try also to respect the civil law and be a good citizens. So this relations has have improved. And in the future I hope will improve even better. My hope, not only my personal hope but also the Holy See’s hope, is that one day we could have full diplomatic relations with Vietnam. This will be great achievement and will be good news for everyone.

Chính sách ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam cũng đã thay đổi trong những năm gần đây. Từ lúc thực tế không thể có được những liên lạc chính thức giữa Chính phủ Việt Nam và Tòa Thánh. Đến giờ đây chúng ta có nơi thường trú của Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam. Vì vậy, đó là một thành tựu lịch sử to lớn. Nhưng điều này có thể thực hiện được vì chúng ta cam kết sẽ cảm thông, thấu hiểu, trở thành những công dân tốt và những người Công Giáo tốt. Điều này có thể thực hiện được bằng thiện chí. Chúng ta nên bước theo Tin Mừng, nên rao truyền, nên là những nhà truyền giáo trên đất nước của mình. Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải cố gắng tôn trọng luật pháp và trở thành một công dân tốt. Vì vậy, mối quan hệ này đã được cải thiện. Và trong tương lai tôi hy vọng sẽ còn cải thiện tốt hơn nữa. Niềm hy vọng của tôi, không chỉ hy vọng của cá nhân tôi mà còn là hy vọng của Tòa Thánh, là một ngày nào đó chúng ta có thể có quan hệ ngoại giao toàn diện với Việt Nam. Đây sẽ là một thành quả tuyệt vời và sẽ là một tin vui cho mọi người.

6. Do you have any message for the faithful in Vietnam?

Đức cha có điều gì nhắn gửi đến các tín hữu Việt Nam không?

ĐTGM Marek Zalewski: Yes, I have one. First of all, I would like to express my gratitude I have mentioned at the beginning of this interview that I am very grateful to the government, to the Catholic Bishops’ Conference, to all Catholics in Vietnam. Because each time you receive me with great, joy, satisfaction and respect. I am representing the Holy Father in your country and really the Catholics here receive me and treat me as was the pope. So this give me great pleasure. My message is simple: try to be good Catholics, faithful to the gospel of Jesus Christ, joyful because when we are joyful, the people will follow us. And very important that we express our faith in concrete deeds, in charitable job, in respect for others not only with words. At the end I would like to wish to all of you a happy and blessed Lunar New Year to your families, to all Catholics communities, to the Catholic Bishops. May Almighty God bless you and bless our country Vietnam.

Vâng, tôi muốn nói một điều. Trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn mà tôi đã đề cập ở đầu cuộc phỏng vấn này rằng tôi cảm ơn Chính phủ, Hội đồng Giám mục Việt Nam, tất cả cộng đoàn Dân Chúa tại Việt Nam. Bởi vì mỗi lần tôi được đón tiếp với niềm hân hoan, hài lòng và kính mến nồng nhiệt. Tôi đại diện cho Đức Thánh Cha ở đất nước này và thực tế các tín hữu ở đây đã đón tiếp tôi và chăm sóc tôi như Đức Giáo hoàng. Vì thế, điều này mang lại cho tôi niềm vui lớn. Thông điệp của tôi rất đơn giản: hãy cố gắng trở thành người Công Giáo tốt, trung thành với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Hãy hân hoan vì khi chúng ta hân hoan thì mọi người sẽ theo chúng ta. Và điều quan trọng là chúng ta thể hiện niềm tin của mình bằng những việc làm cụ thể, trong công việc bác ái, trong sự tôn trọng người khác chứ không chỉ bằng lời nói. Cuối cùng, tôi xin chúc tất cả mọi người một Tết Nguyên đán vui tươi và ân phúc đến với gia đình quý vị, đến tất cả các cộng đoàn Dân Chúa, tới Hội đồng Giám mục. Xin Thiên Chúa toàn năng ban phúc lành cho quý vị và chúc lành cho đất nước Việt Nam chúng ta.

Linh mục Giuse Tạ Minh Quý
và Truyền thông Hội đồng Giám mục Việt Nam

(Cập nhật lúc 15g15 ngày 09.02.2024)

Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...