Tình yêu trong sách Diễm Ca theo cái nhìn của thần học thân xác


Tình yêu trong sách Diễm Ca theo cái nhìn của thần học thân xác

 
  •  
    •  

“Song of Solomon” bởi Domenico Morelli

TÌNH YÊU TRONG SÁCH DIỄM CA THEO CÁI NHÌN CỦA THẦN HỌC THÂN XÁC

Tác giả: Bình Tâm, CND 

MỤC LỤC

1. Dẫn nhập

2. Không gian chào đời của Thần Học Về Thân Xác

3. Ý nghĩa hợp hôn của thân xác

4. Một cuộc khởi hành đi vào nhân tính

5. Đứng trước mầu nhiệm thân xác

6. Thay lời kết

1. Dẫn nhập

Sách Diễm Ca từ lâu đã được nhiều nhà chú giải Kinh Thánh để ý tới, đặc biệt là các nhà chú giải Kitô giáo. Trong nhiều thế kỷ đầu, các Giáo Phụ đã xem sách Diễm Ca như một ẩn dụ bay bổng về tình yêu giữa dân riêng Israel và Đức Chúa. Lịch sử của dân Do Thái đã được lãng mạn hóa trong mối tình của người con gái đi tìm lang quân của nàng. Trải qua nhiều thế kỷ chìm đắm trong truyền thống chiêm niệm của các vị ẩn sĩ và tu sĩ dòng kín, sách Diễm Ca lại được xem như một ám dụ tuyệt đẹp về cuộc hôn phối thần bí giữa linh hồn và Thiên Chúa – Đấng đã chọn gọi linh hồn vào hôn ước thiêng liêng với Ngài.

Một trường hợp hiếm hoi có cái nhìn khác về sách Diễm Ca được kể đến như Teodoro da Mopsuesta (thế kỷ IV). Có vẻ như trong dòng lịch sử lâu dài này, ông là người duy nhất đã nhìn nhận sách Diễm Ca là bản tình ca về tình yêu nhân bản của con người, mối tình của vua Salomon và con gái Pharaon. Những giả thuyết về sau này đôi khi nhìn nhận sách Diễm Ca là một tập hợp của những bài ca được xướng đáp trong nghi lễ đám cưới bình dân, một vở kịch hoặc một ghi chú về các giấc mơ cổ xưa.

Cho dù thế nào, chỉ đến gần thế kỷ XX, người ta mới bắt đầu đọc Diễm Ca như một bài thơ ca tụng tình yêu và nhìn nhận nghĩa hiển nhiên nhất của nó không phải là một tầng nghĩa đen không đáng kể. Karl Barth là người đầu tiên đã nối kết ý nghĩa của sách Diễm Ca với ngữ cảnh Kinh Thánh trong Sáng Thế chương 2[1]. Một số tác giả khác đã đi xa hơn nữa khi cho rằng Diễm Ca là một tiền đề cho tư tưởng của Thư Phaolô gửi tín hữu Êphêsô chương 5. Và càng ngày, các nhà chú giải càng cho rằng sách Diễm Ca – theo nghĩa minh nhiên của nó là một bản tình ca về tình yêu con người – nói về kế hoạch của Thiên Chúa dành cho thân xác và hôn nhân phàm trần – xứng đáng là một quyển Kinh Thánh được linh hứng.

Điều này không muốn loại trừ khả năng sách Diễm Ca được soi chiếu bởi các tầng nghĩa thần học và chiều sâu thần bí khác như đã đề cập, nhưng muốn nói rằng, với nghĩa minh nhiên của tác phẩm, sách Diễm Ca đã hoàn toàn có thể được đào sâu như một quyển Kinh Thánh về tình yêu hôn nhân của con người trong kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa. Công việc này không được ai khác hơn làm rõ trong các thế kỷ gần đây ngoài Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong các bài giảng của ngài từ năm 1979 đến 1984, đã đề cập một cách sâu sắc ý nghĩa của Diễm Ca dưới cái nhìn của Thần Học Thân Xác. Chính ngài đã đem Diễm Ca vào mạch nối xuyên suốt từ Sáng Thế cho đến các sách Tin Mừng và thư Thánh Phaolô, quảng diễn vẻ đẹp của sách trong một suy tư mới mẻ đáng ngưỡng mộ. Bài viết dưới đây sẽ nhằm mục đích trình bày sao cho ngắn gọn và dễ hiểu vị trí của sách Diễm Ca trong Thần Học về Thân Xác của Đức Thánh Giáo Hoàng, hay có thể nói, chính là cái nhìn của Thần Học Thân Xác về Diễm Ca vậy.

2. Không gian chào đời của Thần Học Về Thân Xác

Nếu không nói tới bối cảnh ra đời của Thần Học về Thân Xác, sẽ rất khó cho chúng ta hình dung ra đề tài về tình yêu của con người trong kế hoạch của Thiên Chúa có tầm mức quan trọng như thế nào.

Vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng tình dục bùng nổ, đánh dấu bởi sự ra đời của phong trào Hippie và việc thay đổi quan điểm tình yêu gắn với hôn nhân sang tình yêu tự do và tình dục ngoài hôn nhân. Trong khi thế giới sôi động với cuộc cách mạng mới này, 2/3 tín hữu thuộc Giáo Hội Công Giáo chưa từng bao giờ chính thức được nghe đến vấn đề về tính dục và hôn nhân, thân xác vẫn được ngầm hiểu là vật cản trở con người chạm đến thần linh, ảnh hưởng từ quan điểm của chủ thuyết Manikê có từ thời cổ đại.

Sự ra đời của thuốc ngừa thai trong những năm 1960 càng làm cho đời sống tình dục của nhiều người thuộc mọi nền văn hóa thêm phóng túng và xa rời các quan điểm truyền thống liên quan đến giá trị của tình yêu thủy chung và hôn nhân bền vững. Đã đến lúc Giáo Hội canh tân những giáo huấn của mình và can đảm diễn giải Tin Mừng về tình yêu, hôn nhân trong kế hoạch của Thiên Chúa cho con người thời đại. Đó cũng là khoảng thời gian diễn ra công đồng Vaticano II.

Tháng 9 năm 1979, chỉ vài tháng ngắn ngủi sau khi đăng quang ngôi vị giáo hoàng, vị giáo hoàng của ngàn năm thứ ba – Đức Gioan Phaolô II đã lần đầu tiên lên tiếng giảng dạy cho toàn thế giới biết quan điểm của Giáo Hội về thân xác, hôn nhân và dục tính con người dựa vào Thánh Kinh. Hiểu được sức mạnh và chiều sâu phong phú của các bài giảng này, chúng ta có thể ví chúng như một quả bom nguyên tử có sức giải phóng tâm trí chúng ta khỏi các luồng tư tưởng của các phong trào đương đại và đem lại một nền tảng vững chắc có khả năng định hướng đời sống.

Vậy thì, Thần Học về Thân Xác là gì và tại sao đến bây giờ, chúng ta vẫn còn quá ít khi nghe nói về nó? Món quà tuyệt đẹp này vẫn cần được đón nhận và khám phá sau hơn 60 năm được lan truyền qua các buổi tiếp kiến chung tại Rôma, đây không phải là một loạt bài ngẫu hứng của Đức Thánh cha mà là một công trình được ấp ủ từ những năm tháng tuổi trẻ của vị linh mục Karol Wojtyla.

3. Ý nghĩa hợp hôn của thân xác

Xuất phát từ câu trả lời của Đức Giêsu với người Pharisêu: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê đã cho phép rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu” (Mt 19, 8) mà Đức Thánh cha đã quay ngược về “thuở ban đầu” trong sách Sáng Thế để tìm hiểu ý định của Thiên Chúa dành cho thân xác, tính dục và hôn nhân của con người.

Hai trình thuật tạo dựng cho chúng ta biết, bước đi trên mặt đất lúc bấy giờ đã có Ađam – con người đầu tiên được Thiên Chúa dựng nên. Mỗi chiều chàng đi dạo với Thiên Chúa trong vườn Êđen nhưng dường như với chàng, như thế vẫn là chưa đủ. Chàng mong muốn tìm trong số các thụ tạo kia một người bạn tương xứng, chính vì thế mà Chúa đã tạo ra Evà. Người trợ tá tương hợp này và người đàn ông đã cùng nhau khám phá ra ngã vị tính của mình và giá trị của xác thân. Theo dõi cuộc hành trình của đôi vợ chồng đầu tiên, Đức Thánh cha khơi lên ý nghĩa của các kinh nghiệm nguyên thủy mà ngài lần lượt đào sâu: kinh nghiệm đơn độc nguyên thủy, kinh nghiệm hợp nhất nguyên thủy và kinh nghiệm trần truồng nguyên thủy. Ba loại kinh nghiệm độc đáo này dựa trên các câu Kinh Thánh đã giúp chúng ta hiểu về tình trạng con người trước thời kỳ sa ngã – một loại hiểu biết mà ngày nay trong thân phận sau tội tổ tông, chúng ta không còn nếm cảm được nữa.

Dọc theo cuộc phiêu lưu qua ba giai đoạn: con người thời nguyên thủy, con người thời sa ngã và được cứu chuộc (con người lịch sử như chúng ta nhận biết) và con người thời vinh hiển, Đức Thánh cha đã dày công trình bày với chúng ta một cái nhìn thấu suốt đặc biệt về mặc khải của Thiên Chúa dành cho thân xác và hôn nhân con người. Thân xác này có khả năng chuyển tải vào thế giới những thực tại vô hình của mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa[2], nghĩa là làm hữu hình mầu nhiệm vô hình của Ba Ngôi qua sự hiệp thông chặt chẽ và duy nhất của đôi vợ chồng, hay nói một cách rộng lớn hơn, của tất cả những ai học biết yêu thương như Thiên Chúa muốn. Sự hiệp thông này không phải trên bề mặt ý thức hay trừu tượng, nó mạnh mẽ chỉ đến những hoạt động dục tính của xác thân, là cách mà con người sử dụng năng lượng giới tính của mình để diễn tả tình yêu.

Đức Thánh cha nhấn mạnh rằng “con người đã trở nên giống hình ảnh Thiên Chúa không chỉ về mặt nhân tính không thôi, mà còn về cả sự hiệp thông với những người khác, điển hình là mối tương quan giữa người nam và người nữ kể từ lúc ban đầu” (buổi tiếp kiến chung ngày 14 tháng 11 năm 1979). Khả năng thông hiệp này được khắc ghi trong thân xác, được nhận biết vừa bởi sự giống nhau vừa bởi sự khác nhau giữa người đàn ông và người đàn bà. Sự giống nhau giữa hai xác thân cho chúng ta thấy sự bình đẳng và đồng nhất của họ về mặt nhân vị, qua lời thốt lên đầy kinh ngạc của Ađam ngay từ lúc nhìn thấy Evà: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!” (St 2, 23). Nhưng cũng chính lúc đó, Ađam hiểu có gì khác biệt nơi thân xác người nữ kia và sự khác nhau đó mời gọi ông cùng nàng thiết lập một mối quan hệ thân mật: nàng trở nên một bổ túc cho ông và cả hai sẵn sàng để nên một xương một thịt (2, 24). Chính tại đây mà một trong những khái niệm quan trọng nhất của Thần Học Thân Xác được hiển lộ: tính hợp hôn (hay còn một cách dịch khác là tính hôn phối/tính hôn nhân) của thân xác con người.

Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II không ngần ngại dừng lại rất lâu trên giá trị vô song này của thân xác mà ngài gọi là ý nghĩa hợp hôn: đó là “khả năng diễn tả tình yêu: là chính tình yêu mà trong đó ngã vị trở thành một tặng phẩm và – nhờ tặng phẩm ấy – con người thực hiện trọn vẹn ý nghĩa của hữu thể và hiện hữu của mình” (tiếp kiến chung ngày 16 tháng 1 năm 1980). Ngã vị là tất cả những gì làm nên con người của tôi, là mọi thứ ở trong và ở bên ngoài tôi, trọn vẹn thân xác và tâm hồn tôi. Làm thế nào để tất cả mọi sự nơi tôi đều có khả năng diễn tả tình yêu? Sau tội tổ tông thì điều đó đòi hỏi một cuộc huấn luyện trường kỳ. Chúng ta phải có tự do và khả năng tự chủ để học cách trở nên một món quà. Và Đức Thánh cha nói món quà tình yêu này không phải ở trên bình diện tinh thần hoặc đạo đức, ý tưởng. Đó là và phải là món quà của thân xác[3], thân xác trở nên một phạm trù đặc biệt để thông truyền tình yêu, để thiết lập mối hiệp thông liên vị. Một mối hiệp thông chỉ có được khi cả hai người tự hiến cho nhau trong sự hiểu biết lẫn nhau cách sâu xa và cụ thể. “Sự hiệp thông liên vị ấy được xác lập từ bên trong, nhưng đồng thời bao gồm tất cả cái bên ngoài của con người, nghĩa là toàn thể thân xác trần truồng đơn sơ và tinh khiết của người nam và người nữ” (ngày 16 tháng 1 năm 1980). Quả vậy, sự âu yếm và các cách diễn tả tình yêu qua thân xác là một kế hoạch của Thiên Chúa dành cho con người: chính trong hành vi kết hợp của hai thân xác người nam và người nữ, mầu nhiệm hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa được tỏ lộ.

Dĩ nhiên không phải bất cứ hành vi tính dục nào cũng đạt đến vẻ đẹp cao cả ấy cũng như hôn nhân không phải là thực tại duy nhất nơi mối hiệp thông liên vị có thể diễn ra. Thân xác vẫn mang tính hợp hôn cho dù chủ thể lựa chọn đời sống nào đi nữa. Khi xét đến mối quan hệ nam nữ, Đức Thánh cha muốn đơn cử một trường hợp điển hình nhất nơi mối hiệp thông liên vị có thể và được kêu mời để diễn ra. Trước khi dục vọng bước vào thế giới qua sự gãy đổ của tương giao đầu tiên, ông Ađam và bà Evà không phải vất vả để tìm cách thông hiểu lẫn nhau như chúng ta ngày nay. Tình yêu thuở ban đầu đã gói trọn trong nó nét tinh khôi không vương tỳ ố: sự tự do nội tâm của mỗi bên và khả năng tự hiến của họ.

Khi hai ông bà nguyên tổ nhìn thấy nhau, họ khao khát kết hợp với nhau nhưng lòng muốn này được đặt dưới tính tự chủ của họ. Người này không nhìn người kia như vật dụng để thỏa mãn ham muốn của mình. Họ nhìn thấy người kia trong phẩm giá của người đó, một ngôi vị trọn vẹn mà họ phải nâng niu kính trọng. Chính khi khám phá ra nữ tính của người phụ nữ, người đàn ông hiểu rằng nàng là ai đối với mình và sự thông hiểu này giúp chàng nhận thức về nam tính của chàng. Cũng như nàng sẽ nhận ra chàng là ai đối với mình. Mỗi người nhận biết người bạn kia là một món quà dành cho mình và chính mình cũng là một tặng phẩm dành cho người kia. Một sự tự hiến như thế xuất phát từ tự do và khả năng diễn tả yêu thương của đôi bên, đem lại cho họ sự vui thỏa tràn đầy và sâu lắng.

Tuy nhiên, trong ý định của Thiên Chúa, tặng phẩm hồng phúc đó phải chịu thử thách để lớn lên. Chính khi thất bại trong việc bảo vệ nương tử của mình dưới sự đe dọa của Satan hay con rắn xưa, người đàn ông chứng kiến sự đổ vỡ trong mối tương giao giữa mình và người phụ nữ – trợ tá tương xứng của ông. Từ nay, thân xác gặp khó khăn khi muốn diễn đạt tình yêu mà nó chứa đựng. Họ phải nếm trải đau khổ và gian nan trước khi học được cách thế tự hiến cho nhau trong vô cầu và tự do như thuở ban đầu.

Trong phạm vi của bài viết này, người viết không có tham vọng trình bày tất cả nội dung của Thần Học Thân Xác một cách đầy đủ và hệ thống. Những nét chính yếu được phác họa ở đây sẽ giúp chúng ta nhìn vào bản tình ca của Diễm Ca một cách dễ dàng thuận lợi hơn, như mục đích ban đầu của bài viết. Sau đây sẽ là phần triển khai ý nghĩa của sách Diễm Ca dưới cái nhìn của Thần Học Thân Xác: tình yêu say đắm của đôi nam nữ và ý nghĩa hợp hôn của thân xác trong tình yêu giữa họ.

4. Một cuộc khởi hành đi vào nhân tính

Chẳng những không đứng ngoài mà còn tiếp nối nguồn mạch tuôn trào của trình thuật trong Sáng Thế về con người, sách Diễm Ca cho chúng ta thấy vẻ đẹp của thứ ngôn ngữ giàu cảm xúc và phong phú của tình yêu. Đó là một lăng kính khác, lăng kính của thơ ca trữ tình, soi vào kinh nghiệm của cặp vợ chồng đầu tiên trong thời nguyên thủy, sau khi được mô tả một cách súc tích trong Sáng Thế chương 2, câu 23 đến 25[4] thì nay, trong Diễm Ca, đã bừng nở ngời sáng dưới ngòi bút của một thi sĩ tài tình.

“Ước gì chàng hôn ta những nụ hôn chính môi miệng chàng! Ân ái của anh ngọt ngào hơn rượu… Hãy kéo em theo anh, đôi ta cùng mau bước!… Ngài sẽ là nguồn hoan lạc vui sướng của chúng em. Ân ái của ngài chúng em quý hơn rượu. Thương yêu ngài phải lẽ biết bao nhiêu!” (Dc 1, 2.4)

Lời mở đầu này của các thiếu nữ như một vũ điệu đầy hấp dẫn diễn ra trong nghi lễ của một đám cưới. Lời lẽ không xa xôi phỏng đoán mà đề cập thẳng vào vấn đề trung tâm: tình yêu say đắm không ngần ngại bày tỏ khao khát sát gần và kết hợp nên một. Đức Giáo hoàng cho rằng chính tại đây mà sự ngây ngất của Ađam trong Sáng Thế khi nhìn thấy Eva đã được diễn tả lại dưới một ngôn ngữ khác đầy chất thơ. Hai người nam và nữ lần lượt ca tụng vẻ đẹp của nhau qua những đoạn đối đáp cân xứng chứa đựng sự kinh ngạc và tán thưởng:

– Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá!
Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

– Người yêu ơi, anh đẹp, anh tuấn tú làm sao!
Giường chúng ta là cánh đồng xanh ngát. (1, 15-16)

….

– Bạn tình tôi giữa đoàn thiếu nữ
Có khác gì cánh huệ giữa bụi gai.

– Người yêu tôi giữa đoàn trai tráng
Như cây táo giữa muôn cây rừng. (2, 2-3)

Đây là kinh nghiệm đầu tiên về vẻ đẹp của thân xác mà đôi bạn cảm nghiệm được khi nhìn nhau như đối tượng độc nhất của tình yêu trong lòng mình. Nếu chỉ dừng lại ở đây, sách Diễm Ca sẽ như một bài thơ tình tuy chếnh choáng say mê nhưng bình thường giữa muôn vàn bài thơ khác ca tụng tình yêu nhục dục. Điểm đặc biệt là chàng bắt đầu dùng các hô ngữ và diễn ngữ để diễn tả nàng là ai đối với chàng và ngược lại:

“Hỡi bạn tình của lòng anh, anh ví nàng như con tuấn mã…” (1,9)
“Dậy đi em, bạn tình của anh, người đẹp của anh, hãy ra đây nào…” (2, 10)

Hô ngữ “bạn tình ơi” (appellativo) được dịch khác nhau trong nhiều bản dịch. So sánh với bản dịch hiện tại được dùng trong phụng vụ một số nước nói tiếng Anh như Hoa Kỳ, The New American Bible (Revised Edition) đã chuyển ngữ cụm từ này thành hô ngữ “my friend”. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phân tích rằng chàng trai đã nhận thức cô gái – người yêu của anh – trước hết như một người bạn đối với chàng. Tình bạn này cho chàng trai thấy người con gái đồng đẳng với chàng về mặt nhân tính, như một con người khác bên cạnh chàng với phẩm vị và cái tôi tuy khác biệt nhưng giống như chàng. Nàng đúng là “xương bởi xương chàng, thịt bởi thịt chàng” và được tạo nên từ xương sườn của chàng để bước đi bên cạnh chàng như một người bạn, một người thấu hiểu và san sẻ cuộc sống cùng chàng trong một giao ước bình đẳng và dài lâu của tình yêu. Nghĩa bằng hữu này trong sách Diễm Ca mang một sắc thái gần gũi đặc biệt như một nền tảng chung nhất giữa chàng và nàng từ bên trong, kêu gọi họ tiếp tục khám phá bản chất của nhau sau những say sưa về vẻ đẹp bên ngoài.

Tiếp tục trong dòng chảy nhịp nhàng của bài thơ, diễn ngữ “này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới” (4,9) gây ấn tượng mạnh mẽ. Người em gái, một tương quan tình cảm ruột thịt như trong gia đình, lại là hiền thê, đem lại cho chúng ta những cảm nhận về chiều sâu nhận thức của chàng trai.

Đối với chàng, nàng như thể là người chị em cùng cha cùng mẹ, nên chàng và nàng thân thiết nhau bởi sự kết nối như chung một gia phả. Tình cảm gia đình được diễn tả ở đây như một cách để nói lên cảm giác an toàn, bình yên và êm đềm giữa hai người yêu nhau. Vì nàng được gọi lên âu yếm và ý nhị như em gái, nên chàng đối xử với nàng như người anh trai. Điều này là một thách thức dành cho chàng. Chàng phải bảo vệ và che chở nàng, không bao giờ làm nàng sợ hãi trước sức mạnh hay quyền lực hay bất cứ giá trị nào có trong nam tính và vị thế xã hội của chàng. Họ ước có thể tự do bộc lộ tình thân thiết mà không sợ bị dị nghị dèm pha: “phải chi anh là anh ruột của em, đã được mẹ em nâng niu bú mớm” (8,1), bởi trong ước muốn và cách hành xử, chàng coi nàng như người em thân yêu, nàng coi chàng như anh trai một nhà, đó là một mối gắn bó mà cả hai đạt được trong sự phát triển của tình yêu giữa họ.

Tại đây chúng ta khám phá ra ý nghĩa của khái niệm “sự bình yên thể xác” mà Đức Giáo hoàng đã nhiều lần nhắc đến khi diễn giải sách Sáng Thế: “họ nhìn nhau và thấu hiểu nhau với cái nhìn nội tâm hoàn toàn bình an, đó vốn chính là điều tạo ra sự thân mật viên mãn giữa các ngôi vị” (tiếp kiến chung ngày 02/01/1980). Sự bình an này diễn ra khi họ nhìn nhau qua chính mầu nhiệm tạo thành, nơi mọi sự đều tốt đẹp như Lời Thiên Chúa phán. “Như thế, tự trong lòng mình, người đàn ông đón nhận nàng; đón nhận nàng như nàng được Đấng Tạo Hóa thương yêu tạo dựng nên vì chính nàng, như là hình ảnh mầu nhiệm của Thiên Chúa thiết lập nơi nữ tính của nàng. Và ngược lại, người đàn bà cũng đón nhận người đàn ông theo cùng một cách thức…” (16/01/1980). Sự bình yên tuyệt đẹp này như trong một giấc mơ, khi nàng nói đến lòng ưng thuận của nàng đã được chàng trân trọng, nâng niu: “xin đừng lay vội, đừng đánh thức tình yêu, cho đến khi tình yêu ưng thuận” (8,4). Và quả thực, nhờ cuộc gặp gỡ trong tình huynh đệ đó mà nàng có thể thốt lên: “nên em là nguồn bình an cho chàng” (8,10) (diễn giải trong bài giảng của Đức Thánh cha: “trước mắt chàng, em đã như người gặp được bình yên”).

Cả hai đều cảm thấy yên tâm vì cái nhìn của họ về nhau không hàm chứa sự chiếm hữu hay tham lam ngấu nghiến. Làm thế nào để chúng ta có thể hiểu được điều này khi nhìn vào cách người ta diễn đạt tình yêu trong những mối quan hệ thân mật thường được biểu diễn trên sóng truyền hình? Chỉ khi ngừng tiêu thụ thể xác như một món đồ đem lại khoái cảm, nhìn nhận người yêu như một người anh chị em trong nhân loại, một người bạn trong nhân tính, nghĩa là trở về với nội dung Kinh Thánh đã dạy chúng ta trong các sách từ khởi thủy, mới có thể hiểu được tình yêu an bình được Thiên Chúa mời gọi từ trong những rung động mạnh mẽ của thân xác con người.

Những đoạn nói về anh và em như anh trai và em gái đã từng được nhắc đến nhiều trong các bản văn chú giải của Thánh Gioan Thánh Giá và một số nhà thần bí khác. Các vị đã nhắc đến hình ảnh người nam và người nữ ở đây được coi như anh em một nhà cho thấy sự bình đẳng giữa linh hồn được chúc phúc và Thiên Chúa trong cuộc linh phối. Sự chiêm nghiệm này không làm giảm nhưng bổ sung thêm cho các tầng nghĩa phong phú của bản văn. Trong khi đó, cái nhìn của Thần học Thân Xác cũng cho thấy chiều sâu suy tư đặc biệt và độc đáo khi liên kết trình thuật sách Sáng Thế với các chất liệu từ ngữ cũng như văn mạch của Diễm Ca.

5. Đứng trước mầu nhiệm thân xác

Tình yêu say đắm nhưng không xâm phạm còn cho thấy vẻ đẹp huyền bí của nó trong những diễn ngữ khác. Chàng trai không ngừng gọi cô gái bằng những hình ảnh nói lên nhiều ý nghĩa:

“Em là khu vườn cấm, là dòng suối canh phòng nghiêm mật,
Là giếng nước niêm phong”. (4,12)

Những hình ảnh thi vị này không phải chỉ là những cách gọi hoa mỹ của văn chương thời xưa. Trái lại, nơi đây ẩn chứa cả một mầu nhiệm của đôi uyên ương mà Đức Thánh cha cho rằng chúng mang giá trị chủ chốt của bài thơ. Vị hôn phu gọi người vợ chưa cưới của chàng là “khu vườn cấm, là giếng nước niêm phong”, những hình ảnh gợi lên thái độ kính cẩn trước một điều gì đó rất đẹp nhưng còn ẩn kín. Chàng đã ngắm nhìn nàng không biết bao nhiêu lần, nhưng vẫn còn điều gì đó thuộc về nàng mà chàng không dám vén mở trước khi thời điểm đến. Chàng rể đứng đó trước mầu nhiệm nữ tính của nàng, công nhận nàng là bà chủ của chính mình và là một chủ thể tự do, độc đáo trước tình yêu đầy kính trọng của chàng. Đức Thánh cha giải thích “có thể nói rằng cả hai ẩn ngữ đều diễn tả phẩm giá ngôi vị của người phụ nữ, xét như là chủ thể thiêng liêng sở hữu và có thể quyết định không chỉ chiều sâu siêu hình, mà còn cả sự thật cốt yếu và tính chân thực của sự tự hiến, hướng tới sự kết hợp ân ái mà sách Sáng Thế nói đến” (tiếp kiến chung ngày 30 tháng 5 năm 1984).

Đến lượt nàng, cảm nhận được tình yêu tôn trọng của chàng, nàng đáp trả lại với tư cách là bà chủ của chính mầu nhiệm của nàng, một cách tự do và trìu mến: “Người yêu tôi thuộc trọn về tôi và tôi trọn vẹn thuộc về chàng” (2,16). Ý thức thuộc trọn về nhau này được cất lên từ miệng của vị hôn thê đã nói lên sự trao hiến như một món quà: nàng nhận từ chàng tình yêu tôn trọng đầy kính cẩn, và đến lượt nàng, nói lên tặng phẩm dành cho chàng là chính nàng:

“Người yêu tôi cứ vào vườn của chàng
Mà thưởng thức hoa thơm trái tốt.” (4, 16)

Nàng không bị ép buộc để thuộc về chàng, cũng như chàng không coi nàng là vật sở hữu. Trong những thế kỷ đầu tiên khi người vợ còn là tài sản của người chồng, và phụ nữ bị coi như những món hàng để đổi chác, cái nhìn tự chủ và tự trao hiến trong tình yêu của Diễm Ca như mở ra một cánh cửa hoàn toàn mới cho tình yêu nhân bản theo kế hoạch của Thiên Chúa. Vị lang quân và hôn thê hiện hữu vì nhau và cho nhau, họ cùng nhau khám phá ra bản chất của cái tôi toàn vẹn và tự chủ, cùng học cách trao ban cho nhau chính thân xác cùng trọn linh hồn họ, cùng lớn lên trong một tình yêu hỗ tương và chân thực.

Cuộc dấn thân cho tình yêu này thu hút trọn vẹn con người của đôi bên, từ đôi mắt đến con tim, nhưng cũng không dừng lại ở đó. Có một điều gì đó phủ tràn trên tác phẩm, những dòng thơ man mác mô tả một cuộc tìm kiếm không ngừng. Họ mãi hướng tới một điều gì còn lớn hơn tình yêu an tâm đã nảy sinh giữa họ. Họ không bao giờ thấy họ đã biết đủ về người kia, hay là đã có được người yêu dấu của mình ở trong tay và thôi không còn mong đợi gì nữa. Cuộc tìm kiếm này được đóng dấu trên sự ân cần lo lắng của họ dành cho nhau và một thứ khao khát nội tâm cứ giằng xé không ngừng từ bài ca đầu tiên và rải đến tận những dòng thơ cuối:

“Hỡi người yêu, người lòng em yêu dấu
Hãy nói em nghe anh chăn cừu ở đâu,
Đàn cừu ấy nghỉ nơi nao vào ban trưa giờ ngọ,
Để em đây khỏi lang thang thất thểu
Bên đàn vật của các bạn anh…” (Bài ca thứ nhất: 1, 7)

“Suốt đêm, trên giường ngủ, tôi tìm người lòng tôi yêu dấu.
Tôi đi tìm chàng mà đâu có gặp!
Vậy tôi sẽ đứng lên, đi rảo quanh khắp thành,
Nơi đầu đường cuối phố, để tìm người yêu dấu của lòng tôi.
Tôi đi tìm chàng mà đâu có gặp…” (Bài ca thứ hai: 3, 1-2)

“Tôi mở cửa cho người tôi yêu,
Nhưng chàng đã quay đi khuất dạng.
Chàng đi rồi, hồn tôi như đã mất,
Tôi đi tìm chàng mà đâu có gặp,
Tôi mãi gọi chàng, không một tiếng đáp…” (Bài ca thứ tư: 5,6)

Hoặc

“Này thiếu nữ Giêrusalem, tôi van nài các bạn:
Gặp người tôi yêu dấu, các bạn sẽ cho biết tin gì?
Xin cho nhắn rằng: tôi đang ốm tương tư.” (5,8)

Cuộc tìm nhau này thuộc chiều kích nội tâm và là một thực tại hiển nhiên trong tình yêu nhân loại. Cảm nhận băn khoăn trằn trọc và tha thiết cho thấy tình yêu thổn thức chờ đợi lẫn nhau trong từng giây phút và khát mong đạt đến sự hoàn hảo của nó không phải chỉ một thời khắc mà là mãi mãi. Chắc chắn rằng cảm nghiệm này vượt lên trên giới hạn của dục tình, như Đức Thánh cha nói, và tình yêu đòi vươn cao đến vẻ đẹp toàn diện, tinh khôi không vương tỳ ố, vẻ đẹp hòa quyện của thân xác và linh hồn. Cho dù những động năng của lòng ham muốn mạnh mẽ được thỏa mãn đến đâu, cho dù tình yêu chung thủy và duy nhất được ký kết giữa đôi bạn, nhưng vẫn mãi còn một điều gì đó khiến con người băn khoăn thao thức ngay giữa lúc hạnh phúc và hoan lạc bừng nở, một nỗi lo âu thuộc bản chất của ái tình. Nó kêu gọi đôi tân hôn nhìn lên cao, vượt lên chính họ trong mối quan hệ yêu thương, mà hướng đến nguồn cội của chính tình yêu là Thiên Chúa, Đấng vẫn có quyền trên trái tim được Ngài tạo dựng. Nỗi trống vắng kia như thể đã đi vào mọi ngóc ngách của cảm nghiệm con người và hóa ra phổ quát đến độ ta có thể tìm thấy ở mọi nền văn hóa trong mô tả về tình cảm yêu đương:

“Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn…” (Tự hát, Xuân Quỳnh)

Và đâu chỉ là người nữ âu lo kiếm tìm, cả chàng trai cũng thao thức không ngừng:

“Em đã biết cõi đời anh
Anh không giấu em một điều gì cả,
Chính vì thế mà em không bao giờ hiểu biết hết về anh…
Nhưng than ôi! Đời anh là một trái tim
Nào ai biết được bến bờ của nó
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Thế mà em có bao giờ biết được biên giới của nó đâu.

….

Trái tim anh ở gần em như chính cuộc đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.”

(Bài thơ số 28 trong tập “Người làm vườn”, Rabindranath Tagore)

Trong tâm trạng kiếm tìm sự lấp đầy của mọi thao thức này, mỗi người nổi lên như một đối tượng độc lập và duy nhất, không thể đồng hóa cũng như không thể chiếm hữu. Họ là một nhưng cũng là hai. Tình yêu làm cho họ quấn quýt lấy nhau và nên một trong thân xác lẫn tinh thần, nhưng cũng chính tình yêu dạy cho họ khám phá ra ngôi vị của mỗi người vẫn là duy nhất và mênh mông, vượt lên trên mọi tham muốn đồng hóa hay chiếm hữu:

“Dầu tin tưởng: chung một đời, một mộng
Em là em, anh vẫn cứ là anh
Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành
Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.” (Xa cách, Xuân Diệu)

Suy tư về nỗi xao xuyến của đôi hôn phu – hôn thê trong Diễm Ca, Đức Thánh cha kết luận rằng “họ sẽ mỗi ngày một xác tín sâu xa hơn rằng tầm cỡ rộng lớn của việc hai người thuộc về nhau là quà tặng họ dành cho nhau trong đó tình yêu tỏ hiện “mãnh liệt như tử thần”, nghĩa là nó vươn lên đến những giới hạn sau cùng của ngôn ngữ thân xác để rồi vượt qua chúng” (bài giảng ngày 6 tháng 6 năm 1984). Vượt qua bằng cách mãi mãi tôn trọng cái giới hạn của cả hai trong việc diễn tả tình yêu và trung thành sống với nhau ngày này qua ngày khác để trao ban và học cách trao ban cho nhau như một món quà. Tình hiệp thông giữa họ – như một hoa trái của tình yêu nhục cảm (eros) và tình bạn chân chính (philia) – sẽ cần lớn mạnh và mở rộng ra đến các chiều kích của tình yêu tự hiến (agape) mà sẽ được mạc khải trong Tin Mừng và các Thư của Thánh Phaolô. Tình yêu này sẽ không đóng khung trong mái nhà của đôi bạn mà sẽ mở bung ra đến các khung trời khác của tha nhân và phục vụ người khác vì lợi ích của họ. Đó là lời mời gọi mà Đức Giêsu sẽ đến để sống và để rao giảng cho chúng ta.

6. Thay lời kết

“Mối quan hệ tính dục – mối quan hệ của người nam đối với người nữ và người nữ đối với người nam – là nền tảng sâu xa nhất của đạo đức và văn hóa nhân loại” (Xem TOB 45:3). Nếu người nam và người nữ thật sự đáp lại lời kêu gọi trong lòng họ để sống sự hiệp thông liên vị theo ý định nguyên thủy của Đấng Tạo Hóa, họ sẽ kinh nghiệm được tình yêu đích thực và bền lâu, đem lại hài lòng và hạnh phúc như ước nguyện ban đầu. Xa hơn thế nữa, họ sẽ quyết định đến việc kiến tạo một xã hội biết trân trọng phẩm giá con người. Đôi bạn trong sách Diễm Ca đã bắt đầu và đang trên hành trình hướng tới tình yêu vĩnh cửu mà họ khao khát. Bằng việc nhìn vào kinh nghiệm của họ, con người thời nay có thể hiểu được tầm quan trọng của việc học biết yêu thương và huấn luyện trái tim thành một nơi sẵn sàng cho tình yêu đơm hoa kết trái. Một chút giới thiệu về Thần Học Thân Xác qua bài ca tình yêu của Cựu Ước nhưng không hề xưa cũ, khuyến khích chúng ta tìm hiểu và đào xuống sâu hơn trên nguồn mạch của những suy tư về mầu nhiệm thân xác được cứu chuộc – vốn đã được ban tặng cho chúng ta từ Đức Kitô, để làm hành trang trên con đường hẹp dẫn về quê Trời.

Tài Liệu Tham Khảo:

1. Gioan Phaolô II. Thần Học Về Thân Xác – Tình yêu phàm nhân trong kế hoạch thần linh. Luy Nguyễn Anh Tuấn dịch. NXB Tôn Giáo, 2016.

2. Gioan Thánh Giá. Ca Khúc Tâm Linh. Nguyễn Uy Nam và Lm Trăng Thập Tự dịch. NXB Phương Đông, 2018.

3. West, Christopher. Heaven’s Song – Sexual Love as it was Meant to Be. Ascension Press, 2008.

Nguồn: xuanbichvietnam.net (12.03.2021) 



[1] Những chi tiết này diễn giải lại từ những chú thích lượm lặt trong sách “Thần học thân xác: Tình yêu phàm nhân trong kế hoạch thần linh – Sự cứu chuộc thân xác và tính bí tích của hôn nhân trong các huấn giáo ngày thứ Tư (1979 – 1984)”, Gioan Phaolô II, Luy Nguyễn Anh Tuấn dịch, NXB Tôn Giáo.

[2] “Thân xác và chỉ có thân xác mà thôi mới có thể làm cho những gì là vô hình, thiêng liêng và thần linh trở thành hữu hình. Thân xác được tạo dựng nên để chuyển thông vào thực tại hữu hình của thế giới này mầu nhiệm vô hình ẩn giấu nơi Thiên Chúa tự muôn thuở, và như thế nó trở thành một dấu chỉ của thực tại vô hình kia” (20/02/1980).

[3] Thân xác không hiển nhiên là một ngã vị nhưng nhờ thân xác mà con người ý thức về tình trạng của mình trong sự cô độc hay nối kết với các sinh vật khác, giúp con người kinh nghiệm được ngã vị tính của họ. Nói cách khác, thân xác diễn tả ngã vị.

[4] “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi…. Con người và vợ mình, cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau”.

https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/tinh-yeu-trong-sach-diem-ca-theo-cai-nhin-cua-than-hoc-than-xac-41601

 
  •  
    •  

“Song of Solomon” bởi Domenico Morelli

TÌNH YÊU TRONG SÁCH DIỄM CA THEO CÁI NHÌN CỦA THẦN HỌC THÂN XÁC

Tác giả: Bình Tâm, CND 

MỤC LỤC

1. Dẫn nhập

2. Không gian chào đời của Thần Học Về Thân Xác

3. Ý nghĩa hợp hôn của thân xác

4. Một cuộc khởi hành đi vào nhân tính

5. Đứng trước mầu nhiệm thân xác

6. Thay lời kết

1. Dẫn nhập

Sách Diễm Ca từ lâu đã được nhiều nhà chú giải Kinh Thánh để ý tới, đặc biệt là các nhà chú giải Kitô giáo. Trong nhiều thế kỷ đầu, các Giáo Phụ đã xem sách Diễm Ca như một ẩn dụ bay bổng về tình yêu giữa dân riêng Israel và Đức Chúa. Lịch sử của dân Do Thái đã được lãng mạn hóa trong mối tình của người con gái đi tìm lang quân của nàng. Trải qua nhiều thế kỷ chìm đắm trong truyền thống chiêm niệm của các vị ẩn sĩ và tu sĩ dòng kín, sách Diễm Ca lại được xem như một ám dụ tuyệt đẹp về cuộc hôn phối thần bí giữa linh hồn và Thiên Chúa – Đấng đã chọn gọi linh hồn vào hôn ước thiêng liêng với Ngài.

Một trường hợp hiếm hoi có cái nhìn khác về sách Diễm Ca được kể đến như Teodoro da Mopsuesta (thế kỷ IV). Có vẻ như trong dòng lịch sử lâu dài này, ông là người duy nhất đã nhìn nhận sách Diễm Ca là bản tình ca về tình yêu nhân bản của con người, mối tình của vua Salomon và con gái Pharaon. Những giả thuyết về sau này đôi khi nhìn nhận sách Diễm Ca là một tập hợp của những bài ca được xướng đáp trong nghi lễ đám cưới bình dân, một vở kịch hoặc một ghi chú về các giấc mơ cổ xưa.

Cho dù thế nào, chỉ đến gần thế kỷ XX, người ta mới bắt đầu đọc Diễm Ca như một bài thơ ca tụng tình yêu và nhìn nhận nghĩa hiển nhiên nhất của nó không phải là một tầng nghĩa đen không đáng kể. Karl Barth là người đầu tiên đã nối kết ý nghĩa của sách Diễm Ca với ngữ cảnh Kinh Thánh trong Sáng Thế chương 2[1]. Một số tác giả khác đã đi xa hơn nữa khi cho rằng Diễm Ca là một tiền đề cho tư tưởng của Thư Phaolô gửi tín hữu Êphêsô chương 5. Và càng ngày, các nhà chú giải càng cho rằng sách Diễm Ca – theo nghĩa minh nhiên của nó là một bản tình ca về tình yêu con người – nói về kế hoạch của Thiên Chúa dành cho thân xác và hôn nhân phàm trần – xứng đáng là một quyển Kinh Thánh được linh hứng.

Điều này không muốn loại trừ khả năng sách Diễm Ca được soi chiếu bởi các tầng nghĩa thần học và chiều sâu thần bí khác như đã đề cập, nhưng muốn nói rằng, với nghĩa minh nhiên của tác phẩm, sách Diễm Ca đã hoàn toàn có thể được đào sâu như một quyển Kinh Thánh về tình yêu hôn nhân của con người trong kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa. Công việc này không được ai khác hơn làm rõ trong các thế kỷ gần đây ngoài Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong các bài giảng của ngài từ năm 1979 đến 1984, đã đề cập một cách sâu sắc ý nghĩa của Diễm Ca dưới cái nhìn của Thần Học Thân Xác. Chính ngài đã đem Diễm Ca vào mạch nối xuyên suốt từ Sáng Thế cho đến các sách Tin Mừng và thư Thánh Phaolô, quảng diễn vẻ đẹp của sách trong một suy tư mới mẻ đáng ngưỡng mộ. Bài viết dưới đây sẽ nhằm mục đích trình bày sao cho ngắn gọn và dễ hiểu vị trí của sách Diễm Ca trong Thần Học về Thân Xác của Đức Thánh Giáo Hoàng, hay có thể nói, chính là cái nhìn của Thần Học Thân Xác về Diễm Ca vậy.

2. Không gian chào đời của Thần Học Về Thân Xác

Nếu không nói tới bối cảnh ra đời của Thần Học về Thân Xác, sẽ rất khó cho chúng ta hình dung ra đề tài về tình yêu của con người trong kế hoạch của Thiên Chúa có tầm mức quan trọng như thế nào.

Vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng tình dục bùng nổ, đánh dấu bởi sự ra đời của phong trào Hippie và việc thay đổi quan điểm tình yêu gắn với hôn nhân sang tình yêu tự do và tình dục ngoài hôn nhân. Trong khi thế giới sôi động với cuộc cách mạng mới này, 2/3 tín hữu thuộc Giáo Hội Công Giáo chưa từng bao giờ chính thức được nghe đến vấn đề về tính dục và hôn nhân, thân xác vẫn được ngầm hiểu là vật cản trở con người chạm đến thần linh, ảnh hưởng từ quan điểm của chủ thuyết Manikê có từ thời cổ đại.

Sự ra đời của thuốc ngừa thai trong những năm 1960 càng làm cho đời sống tình dục của nhiều người thuộc mọi nền văn hóa thêm phóng túng và xa rời các quan điểm truyền thống liên quan đến giá trị của tình yêu thủy chung và hôn nhân bền vững. Đã đến lúc Giáo Hội canh tân những giáo huấn của mình và can đảm diễn giải Tin Mừng về tình yêu, hôn nhân trong kế hoạch của Thiên Chúa cho con người thời đại. Đó cũng là khoảng thời gian diễn ra công đồng Vaticano II.

Tháng 9 năm 1979, chỉ vài tháng ngắn ngủi sau khi đăng quang ngôi vị giáo hoàng, vị giáo hoàng của ngàn năm thứ ba – Đức Gioan Phaolô II đã lần đầu tiên lên tiếng giảng dạy cho toàn thế giới biết quan điểm của Giáo Hội về thân xác, hôn nhân và dục tính con người dựa vào Thánh Kinh. Hiểu được sức mạnh và chiều sâu phong phú của các bài giảng này, chúng ta có thể ví chúng như một quả bom nguyên tử có sức giải phóng tâm trí chúng ta khỏi các luồng tư tưởng của các phong trào đương đại và đem lại một nền tảng vững chắc có khả năng định hướng đời sống.

Vậy thì, Thần Học về Thân Xác là gì và tại sao đến bây giờ, chúng ta vẫn còn quá ít khi nghe nói về nó? Món quà tuyệt đẹp này vẫn cần được đón nhận và khám phá sau hơn 60 năm được lan truyền qua các buổi tiếp kiến chung tại Rôma, đây không phải là một loạt bài ngẫu hứng của Đức Thánh cha mà là một công trình được ấp ủ từ những năm tháng tuổi trẻ của vị linh mục Karol Wojtyla.

3. Ý nghĩa hợp hôn của thân xác

Xuất phát từ câu trả lời của Đức Giêsu với người Pharisêu: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê đã cho phép rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu” (Mt 19, 8) mà Đức Thánh cha đã quay ngược về “thuở ban đầu” trong sách Sáng Thế để tìm hiểu ý định của Thiên Chúa dành cho thân xác, tính dục và hôn nhân của con người.

Hai trình thuật tạo dựng cho chúng ta biết, bước đi trên mặt đất lúc bấy giờ đã có Ađam – con người đầu tiên được Thiên Chúa dựng nên. Mỗi chiều chàng đi dạo với Thiên Chúa trong vườn Êđen nhưng dường như với chàng, như thế vẫn là chưa đủ. Chàng mong muốn tìm trong số các thụ tạo kia một người bạn tương xứng, chính vì thế mà Chúa đã tạo ra Evà. Người trợ tá tương hợp này và người đàn ông đã cùng nhau khám phá ra ngã vị tính của mình và giá trị của xác thân. Theo dõi cuộc hành trình của đôi vợ chồng đầu tiên, Đức Thánh cha khơi lên ý nghĩa của các kinh nghiệm nguyên thủy mà ngài lần lượt đào sâu: kinh nghiệm đơn độc nguyên thủy, kinh nghiệm hợp nhất nguyên thủy và kinh nghiệm trần truồng nguyên thủy. Ba loại kinh nghiệm độc đáo này dựa trên các câu Kinh Thánh đã giúp chúng ta hiểu về tình trạng con người trước thời kỳ sa ngã – một loại hiểu biết mà ngày nay trong thân phận sau tội tổ tông, chúng ta không còn nếm cảm được nữa.

Dọc theo cuộc phiêu lưu qua ba giai đoạn: con người thời nguyên thủy, con người thời sa ngã và được cứu chuộc (con người lịch sử như chúng ta nhận biết) và con người thời vinh hiển, Đức Thánh cha đã dày công trình bày với chúng ta một cái nhìn thấu suốt đặc biệt về mặc khải của Thiên Chúa dành cho thân xác và hôn nhân con người. Thân xác này có khả năng chuyển tải vào thế giới những thực tại vô hình của mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa[2], nghĩa là làm hữu hình mầu nhiệm vô hình của Ba Ngôi qua sự hiệp thông chặt chẽ và duy nhất của đôi vợ chồng, hay nói một cách rộng lớn hơn, của tất cả những ai học biết yêu thương như Thiên Chúa muốn. Sự hiệp thông này không phải trên bề mặt ý thức hay trừu tượng, nó mạnh mẽ chỉ đến những hoạt động dục tính của xác thân, là cách mà con người sử dụng năng lượng giới tính của mình để diễn tả tình yêu.

Đức Thánh cha nhấn mạnh rằng “con người đã trở nên giống hình ảnh Thiên Chúa không chỉ về mặt nhân tính không thôi, mà còn về cả sự hiệp thông với những người khác, điển hình là mối tương quan giữa người nam và người nữ kể từ lúc ban đầu” (buổi tiếp kiến chung ngày 14 tháng 11 năm 1979). Khả năng thông hiệp này được khắc ghi trong thân xác, được nhận biết vừa bởi sự giống nhau vừa bởi sự khác nhau giữa người đàn ông và người đàn bà. Sự giống nhau giữa hai xác thân cho chúng ta thấy sự bình đẳng và đồng nhất của họ về mặt nhân vị, qua lời thốt lên đầy kinh ngạc của Ađam ngay từ lúc nhìn thấy Evà: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!” (St 2, 23). Nhưng cũng chính lúc đó, Ađam hiểu có gì khác biệt nơi thân xác người nữ kia và sự khác nhau đó mời gọi ông cùng nàng thiết lập một mối quan hệ thân mật: nàng trở nên một bổ túc cho ông và cả hai sẵn sàng để nên một xương một thịt (2, 24). Chính tại đây mà một trong những khái niệm quan trọng nhất của Thần Học Thân Xác được hiển lộ: tính hợp hôn (hay còn một cách dịch khác là tính hôn phối/tính hôn nhân) của thân xác con người.

Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II không ngần ngại dừng lại rất lâu trên giá trị vô song này của thân xác mà ngài gọi là ý nghĩa hợp hôn: đó là “khả năng diễn tả tình yêu: là chính tình yêu mà trong đó ngã vị trở thành một tặng phẩm và – nhờ tặng phẩm ấy – con người thực hiện trọn vẹn ý nghĩa của hữu thể và hiện hữu của mình” (tiếp kiến chung ngày 16 tháng 1 năm 1980). Ngã vị là tất cả những gì làm nên con người của tôi, là mọi thứ ở trong và ở bên ngoài tôi, trọn vẹn thân xác và tâm hồn tôi. Làm thế nào để tất cả mọi sự nơi tôi đều có khả năng diễn tả tình yêu? Sau tội tổ tông thì điều đó đòi hỏi một cuộc huấn luyện trường kỳ. Chúng ta phải có tự do và khả năng tự chủ để học cách trở nên một món quà. Và Đức Thánh cha nói món quà tình yêu này không phải ở trên bình diện tinh thần hoặc đạo đức, ý tưởng. Đó là và phải là món quà của thân xác[3], thân xác trở nên một phạm trù đặc biệt để thông truyền tình yêu, để thiết lập mối hiệp thông liên vị. Một mối hiệp thông chỉ có được khi cả hai người tự hiến cho nhau trong sự hiểu biết lẫn nhau cách sâu xa và cụ thể. “Sự hiệp thông liên vị ấy được xác lập từ bên trong, nhưng đồng thời bao gồm tất cả cái bên ngoài của con người, nghĩa là toàn thể thân xác trần truồng đơn sơ và tinh khiết của người nam và người nữ” (ngày 16 tháng 1 năm 1980). Quả vậy, sự âu yếm và các cách diễn tả tình yêu qua thân xác là một kế hoạch của Thiên Chúa dành cho con người: chính trong hành vi kết hợp của hai thân xác người nam và người nữ, mầu nhiệm hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa được tỏ lộ.

Dĩ nhiên không phải bất cứ hành vi tính dục nào cũng đạt đến vẻ đẹp cao cả ấy cũng như hôn nhân không phải là thực tại duy nhất nơi mối hiệp thông liên vị có thể diễn ra. Thân xác vẫn mang tính hợp hôn cho dù chủ thể lựa chọn đời sống nào đi nữa. Khi xét đến mối quan hệ nam nữ, Đức Thánh cha muốn đơn cử một trường hợp điển hình nhất nơi mối hiệp thông liên vị có thể và được kêu mời để diễn ra. Trước khi dục vọng bước vào thế giới qua sự gãy đổ của tương giao đầu tiên, ông Ađam và bà Evà không phải vất vả để tìm cách thông hiểu lẫn nhau như chúng ta ngày nay. Tình yêu thuở ban đầu đã gói trọn trong nó nét tinh khôi không vương tỳ ố: sự tự do nội tâm của mỗi bên và khả năng tự hiến của họ.

Khi hai ông bà nguyên tổ nhìn thấy nhau, họ khao khát kết hợp với nhau nhưng lòng muốn này được đặt dưới tính tự chủ của họ. Người này không nhìn người kia như vật dụng để thỏa mãn ham muốn của mình. Họ nhìn thấy người kia trong phẩm giá của người đó, một ngôi vị trọn vẹn mà họ phải nâng niu kính trọng. Chính khi khám phá ra nữ tính của người phụ nữ, người đàn ông hiểu rằng nàng là ai đối với mình và sự thông hiểu này giúp chàng nhận thức về nam tính của chàng. Cũng như nàng sẽ nhận ra chàng là ai đối với mình. Mỗi người nhận biết người bạn kia là một món quà dành cho mình và chính mình cũng là một tặng phẩm dành cho người kia. Một sự tự hiến như thế xuất phát từ tự do và khả năng diễn tả yêu thương của đôi bên, đem lại cho họ sự vui thỏa tràn đầy và sâu lắng.

Tuy nhiên, trong ý định của Thiên Chúa, tặng phẩm hồng phúc đó phải chịu thử thách để lớn lên. Chính khi thất bại trong việc bảo vệ nương tử của mình dưới sự đe dọa của Satan hay con rắn xưa, người đàn ông chứng kiến sự đổ vỡ trong mối tương giao giữa mình và người phụ nữ – trợ tá tương xứng của ông. Từ nay, thân xác gặp khó khăn khi muốn diễn đạt tình yêu mà nó chứa đựng. Họ phải nếm trải đau khổ và gian nan trước khi học được cách thế tự hiến cho nhau trong vô cầu và tự do như thuở ban đầu.

Trong phạm vi của bài viết này, người viết không có tham vọng trình bày tất cả nội dung của Thần Học Thân Xác một cách đầy đủ và hệ thống. Những nét chính yếu được phác họa ở đây sẽ giúp chúng ta nhìn vào bản tình ca của Diễm Ca một cách dễ dàng thuận lợi hơn, như mục đích ban đầu của bài viết. Sau đây sẽ là phần triển khai ý nghĩa của sách Diễm Ca dưới cái nhìn của Thần Học Thân Xác: tình yêu say đắm của đôi nam nữ và ý nghĩa hợp hôn của thân xác trong tình yêu giữa họ.

4. Một cuộc khởi hành đi vào nhân tính

Chẳng những không đứng ngoài mà còn tiếp nối nguồn mạch tuôn trào của trình thuật trong Sáng Thế về con người, sách Diễm Ca cho chúng ta thấy vẻ đẹp của thứ ngôn ngữ giàu cảm xúc và phong phú của tình yêu. Đó là một lăng kính khác, lăng kính của thơ ca trữ tình, soi vào kinh nghiệm của cặp vợ chồng đầu tiên trong thời nguyên thủy, sau khi được mô tả một cách súc tích trong Sáng Thế chương 2, câu 23 đến 25[4] thì nay, trong Diễm Ca, đã bừng nở ngời sáng dưới ngòi bút của một thi sĩ tài tình.

“Ước gì chàng hôn ta những nụ hôn chính môi miệng chàng! Ân ái của anh ngọt ngào hơn rượu… Hãy kéo em theo anh, đôi ta cùng mau bước!… Ngài sẽ là nguồn hoan lạc vui sướng của chúng em. Ân ái của ngài chúng em quý hơn rượu. Thương yêu ngài phải lẽ biết bao nhiêu!” (Dc 1, 2.4)

Lời mở đầu này của các thiếu nữ như một vũ điệu đầy hấp dẫn diễn ra trong nghi lễ của một đám cưới. Lời lẽ không xa xôi phỏng đoán mà đề cập thẳng vào vấn đề trung tâm: tình yêu say đắm không ngần ngại bày tỏ khao khát sát gần và kết hợp nên một. Đức Giáo hoàng cho rằng chính tại đây mà sự ngây ngất của Ađam trong Sáng Thế khi nhìn thấy Eva đã được diễn tả lại dưới một ngôn ngữ khác đầy chất thơ. Hai người nam và nữ lần lượt ca tụng vẻ đẹp của nhau qua những đoạn đối đáp cân xứng chứa đựng sự kinh ngạc và tán thưởng:

– Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá!
Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

– Người yêu ơi, anh đẹp, anh tuấn tú làm sao!
Giường chúng ta là cánh đồng xanh ngát. (1, 15-16)

….

– Bạn tình tôi giữa đoàn thiếu nữ
Có khác gì cánh huệ giữa bụi gai.

– Người yêu tôi giữa đoàn trai tráng
Như cây táo giữa muôn cây rừng. (2, 2-3)

Đây là kinh nghiệm đầu tiên về vẻ đẹp của thân xác mà đôi bạn cảm nghiệm được khi nhìn nhau như đối tượng độc nhất của tình yêu trong lòng mình. Nếu chỉ dừng lại ở đây, sách Diễm Ca sẽ như một bài thơ tình tuy chếnh choáng say mê nhưng bình thường giữa muôn vàn bài thơ khác ca tụng tình yêu nhục dục. Điểm đặc biệt là chàng bắt đầu dùng các hô ngữ và diễn ngữ để diễn tả nàng là ai đối với chàng và ngược lại:

“Hỡi bạn tình của lòng anh, anh ví nàng như con tuấn mã…” (1,9)
“Dậy đi em, bạn tình của anh, người đẹp của anh, hãy ra đây nào…” (2, 10)

Hô ngữ “bạn tình ơi” (appellativo) được dịch khác nhau trong nhiều bản dịch. So sánh với bản dịch hiện tại được dùng trong phụng vụ một số nước nói tiếng Anh như Hoa Kỳ, The New American Bible (Revised Edition) đã chuyển ngữ cụm từ này thành hô ngữ “my friend”. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phân tích rằng chàng trai đã nhận thức cô gái – người yêu của anh – trước hết như một người bạn đối với chàng. Tình bạn này cho chàng trai thấy người con gái đồng đẳng với chàng về mặt nhân tính, như một con người khác bên cạnh chàng với phẩm vị và cái tôi tuy khác biệt nhưng giống như chàng. Nàng đúng là “xương bởi xương chàng, thịt bởi thịt chàng” và được tạo nên từ xương sườn của chàng để bước đi bên cạnh chàng như một người bạn, một người thấu hiểu và san sẻ cuộc sống cùng chàng trong một giao ước bình đẳng và dài lâu của tình yêu. Nghĩa bằng hữu này trong sách Diễm Ca mang một sắc thái gần gũi đặc biệt như một nền tảng chung nhất giữa chàng và nàng từ bên trong, kêu gọi họ tiếp tục khám phá bản chất của nhau sau những say sưa về vẻ đẹp bên ngoài.

Tiếp tục trong dòng chảy nhịp nhàng của bài thơ, diễn ngữ “này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới” (4,9) gây ấn tượng mạnh mẽ. Người em gái, một tương quan tình cảm ruột thịt như trong gia đình, lại là hiền thê, đem lại cho chúng ta những cảm nhận về chiều sâu nhận thức của chàng trai.

Đối với chàng, nàng như thể là người chị em cùng cha cùng mẹ, nên chàng và nàng thân thiết nhau bởi sự kết nối như chung một gia phả. Tình cảm gia đình được diễn tả ở đây như một cách để nói lên cảm giác an toàn, bình yên và êm đềm giữa hai người yêu nhau. Vì nàng được gọi lên âu yếm và ý nhị như em gái, nên chàng đối xử với nàng như người anh trai. Điều này là một thách thức dành cho chàng. Chàng phải bảo vệ và che chở nàng, không bao giờ làm nàng sợ hãi trước sức mạnh hay quyền lực hay bất cứ giá trị nào có trong nam tính và vị thế xã hội của chàng. Họ ước có thể tự do bộc lộ tình thân thiết mà không sợ bị dị nghị dèm pha: “phải chi anh là anh ruột của em, đã được mẹ em nâng niu bú mớm” (8,1), bởi trong ước muốn và cách hành xử, chàng coi nàng như người em thân yêu, nàng coi chàng như anh trai một nhà, đó là một mối gắn bó mà cả hai đạt được trong sự phát triển của tình yêu giữa họ.

Tại đây chúng ta khám phá ra ý nghĩa của khái niệm “sự bình yên thể xác” mà Đức Giáo hoàng đã nhiều lần nhắc đến khi diễn giải sách Sáng Thế: “họ nhìn nhau và thấu hiểu nhau với cái nhìn nội tâm hoàn toàn bình an, đó vốn chính là điều tạo ra sự thân mật viên mãn giữa các ngôi vị” (tiếp kiến chung ngày 02/01/1980). Sự bình an này diễn ra khi họ nhìn nhau qua chính mầu nhiệm tạo thành, nơi mọi sự đều tốt đẹp như Lời Thiên Chúa phán. “Như thế, tự trong lòng mình, người đàn ông đón nhận nàng; đón nhận nàng như nàng được Đấng Tạo Hóa thương yêu tạo dựng nên vì chính nàng, như là hình ảnh mầu nhiệm của Thiên Chúa thiết lập nơi nữ tính của nàng. Và ngược lại, người đàn bà cũng đón nhận người đàn ông theo cùng một cách thức…” (16/01/1980). Sự bình yên tuyệt đẹp này như trong một giấc mơ, khi nàng nói đến lòng ưng thuận của nàng đã được chàng trân trọng, nâng niu: “xin đừng lay vội, đừng đánh thức tình yêu, cho đến khi tình yêu ưng thuận” (8,4). Và quả thực, nhờ cuộc gặp gỡ trong tình huynh đệ đó mà nàng có thể thốt lên: “nên em là nguồn bình an cho chàng” (8,10) (diễn giải trong bài giảng của Đức Thánh cha: “trước mắt chàng, em đã như người gặp được bình yên”).

Cả hai đều cảm thấy yên tâm vì cái nhìn của họ về nhau không hàm chứa sự chiếm hữu hay tham lam ngấu nghiến. Làm thế nào để chúng ta có thể hiểu được điều này khi nhìn vào cách người ta diễn đạt tình yêu trong những mối quan hệ thân mật thường được biểu diễn trên sóng truyền hình? Chỉ khi ngừng tiêu thụ thể xác như một món đồ đem lại khoái cảm, nhìn nhận người yêu như một người anh chị em trong nhân loại, một người bạn trong nhân tính, nghĩa là trở về với nội dung Kinh Thánh đã dạy chúng ta trong các sách từ khởi thủy, mới có thể hiểu được tình yêu an bình được Thiên Chúa mời gọi từ trong những rung động mạnh mẽ của thân xác con người.

Những đoạn nói về anh và em như anh trai và em gái đã từng được nhắc đến nhiều trong các bản văn chú giải của Thánh Gioan Thánh Giá và một số nhà thần bí khác. Các vị đã nhắc đến hình ảnh người nam và người nữ ở đây được coi như anh em một nhà cho thấy sự bình đẳng giữa linh hồn được chúc phúc và Thiên Chúa trong cuộc linh phối. Sự chiêm nghiệm này không làm giảm nhưng bổ sung thêm cho các tầng nghĩa phong phú của bản văn. Trong khi đó, cái nhìn của Thần học Thân Xác cũng cho thấy chiều sâu suy tư đặc biệt và độc đáo khi liên kết trình thuật sách Sáng Thế với các chất liệu từ ngữ cũng như văn mạch của Diễm Ca.

5. Đứng trước mầu nhiệm thân xác

Tình yêu say đắm nhưng không xâm phạm còn cho thấy vẻ đẹp huyền bí của nó trong những diễn ngữ khác. Chàng trai không ngừng gọi cô gái bằng những hình ảnh nói lên nhiều ý nghĩa:

“Em là khu vườn cấm, là dòng suối canh phòng nghiêm mật,
Là giếng nước niêm phong”. (4,12)

Những hình ảnh thi vị này không phải chỉ là những cách gọi hoa mỹ của văn chương thời xưa. Trái lại, nơi đây ẩn chứa cả một mầu nhiệm của đôi uyên ương mà Đức Thánh cha cho rằng chúng mang giá trị chủ chốt của bài thơ. Vị hôn phu gọi người vợ chưa cưới của chàng là “khu vườn cấm, là giếng nước niêm phong”, những hình ảnh gợi lên thái độ kính cẩn trước một điều gì đó rất đẹp nhưng còn ẩn kín. Chàng đã ngắm nhìn nàng không biết bao nhiêu lần, nhưng vẫn còn điều gì đó thuộc về nàng mà chàng không dám vén mở trước khi thời điểm đến. Chàng rể đứng đó trước mầu nhiệm nữ tính của nàng, công nhận nàng là bà chủ của chính mình và là một chủ thể tự do, độc đáo trước tình yêu đầy kính trọng của chàng. Đức Thánh cha giải thích “có thể nói rằng cả hai ẩn ngữ đều diễn tả phẩm giá ngôi vị của người phụ nữ, xét như là chủ thể thiêng liêng sở hữu và có thể quyết định không chỉ chiều sâu siêu hình, mà còn cả sự thật cốt yếu và tính chân thực của sự tự hiến, hướng tới sự kết hợp ân ái mà sách Sáng Thế nói đến” (tiếp kiến chung ngày 30 tháng 5 năm 1984).

Đến lượt nàng, cảm nhận được tình yêu tôn trọng của chàng, nàng đáp trả lại với tư cách là bà chủ của chính mầu nhiệm của nàng, một cách tự do và trìu mến: “Người yêu tôi thuộc trọn về tôi và tôi trọn vẹn thuộc về chàng” (2,16). Ý thức thuộc trọn về nhau này được cất lên từ miệng của vị hôn thê đã nói lên sự trao hiến như một món quà: nàng nhận từ chàng tình yêu tôn trọng đầy kính cẩn, và đến lượt nàng, nói lên tặng phẩm dành cho chàng là chính nàng:

“Người yêu tôi cứ vào vườn của chàng
Mà thưởng thức hoa thơm trái tốt.” (4, 16)

Nàng không bị ép buộc để thuộc về chàng, cũng như chàng không coi nàng là vật sở hữu. Trong những thế kỷ đầu tiên khi người vợ còn là tài sản của người chồng, và phụ nữ bị coi như những món hàng để đổi chác, cái nhìn tự chủ và tự trao hiến trong tình yêu của Diễm Ca như mở ra một cánh cửa hoàn toàn mới cho tình yêu nhân bản theo kế hoạch của Thiên Chúa. Vị lang quân và hôn thê hiện hữu vì nhau và cho nhau, họ cùng nhau khám phá ra bản chất của cái tôi toàn vẹn và tự chủ, cùng học cách trao ban cho nhau chính thân xác cùng trọn linh hồn họ, cùng lớn lên trong một tình yêu hỗ tương và chân thực.

Cuộc dấn thân cho tình yêu này thu hút trọn vẹn con người của đôi bên, từ đôi mắt đến con tim, nhưng cũng không dừng lại ở đó. Có một điều gì đó phủ tràn trên tác phẩm, những dòng thơ man mác mô tả một cuộc tìm kiếm không ngừng. Họ mãi hướng tới một điều gì còn lớn hơn tình yêu an tâm đã nảy sinh giữa họ. Họ không bao giờ thấy họ đã biết đủ về người kia, hay là đã có được người yêu dấu của mình ở trong tay và thôi không còn mong đợi gì nữa. Cuộc tìm kiếm này được đóng dấu trên sự ân cần lo lắng của họ dành cho nhau và một thứ khao khát nội tâm cứ giằng xé không ngừng từ bài ca đầu tiên và rải đến tận những dòng thơ cuối:

“Hỡi người yêu, người lòng em yêu dấu
Hãy nói em nghe anh chăn cừu ở đâu,
Đàn cừu ấy nghỉ nơi nao vào ban trưa giờ ngọ,
Để em đây khỏi lang thang thất thểu
Bên đàn vật của các bạn anh…” (Bài ca thứ nhất: 1, 7)

“Suốt đêm, trên giường ngủ, tôi tìm người lòng tôi yêu dấu.
Tôi đi tìm chàng mà đâu có gặp!
Vậy tôi sẽ đứng lên, đi rảo quanh khắp thành,
Nơi đầu đường cuối phố, để tìm người yêu dấu của lòng tôi.
Tôi đi tìm chàng mà đâu có gặp…” (Bài ca thứ hai: 3, 1-2)

“Tôi mở cửa cho người tôi yêu,
Nhưng chàng đã quay đi khuất dạng.
Chàng đi rồi, hồn tôi như đã mất,
Tôi đi tìm chàng mà đâu có gặp,
Tôi mãi gọi chàng, không một tiếng đáp…” (Bài ca thứ tư: 5,6)

Hoặc

“Này thiếu nữ Giêrusalem, tôi van nài các bạn:
Gặp người tôi yêu dấu, các bạn sẽ cho biết tin gì?
Xin cho nhắn rằng: tôi đang ốm tương tư.” (5,8)

Cuộc tìm nhau này thuộc chiều kích nội tâm và là một thực tại hiển nhiên trong tình yêu nhân loại. Cảm nhận băn khoăn trằn trọc và tha thiết cho thấy tình yêu thổn thức chờ đợi lẫn nhau trong từng giây phút và khát mong đạt đến sự hoàn hảo của nó không phải chỉ một thời khắc mà là mãi mãi. Chắc chắn rằng cảm nghiệm này vượt lên trên giới hạn của dục tình, như Đức Thánh cha nói, và tình yêu đòi vươn cao đến vẻ đẹp toàn diện, tinh khôi không vương tỳ ố, vẻ đẹp hòa quyện của thân xác và linh hồn. Cho dù những động năng của lòng ham muốn mạnh mẽ được thỏa mãn đến đâu, cho dù tình yêu chung thủy và duy nhất được ký kết giữa đôi bạn, nhưng vẫn mãi còn một điều gì đó khiến con người băn khoăn thao thức ngay giữa lúc hạnh phúc và hoan lạc bừng nở, một nỗi lo âu thuộc bản chất của ái tình. Nó kêu gọi đôi tân hôn nhìn lên cao, vượt lên chính họ trong mối quan hệ yêu thương, mà hướng đến nguồn cội của chính tình yêu là Thiên Chúa, Đấng vẫn có quyền trên trái tim được Ngài tạo dựng. Nỗi trống vắng kia như thể đã đi vào mọi ngóc ngách của cảm nghiệm con người và hóa ra phổ quát đến độ ta có thể tìm thấy ở mọi nền văn hóa trong mô tả về tình cảm yêu đương:

“Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn…” (Tự hát, Xuân Quỳnh)

Và đâu chỉ là người nữ âu lo kiếm tìm, cả chàng trai cũng thao thức không ngừng:

“Em đã biết cõi đời anh
Anh không giấu em một điều gì cả,
Chính vì thế mà em không bao giờ hiểu biết hết về anh…
Nhưng than ôi! Đời anh là một trái tim
Nào ai biết được bến bờ của nó
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Thế mà em có bao giờ biết được biên giới của nó đâu.

….

Trái tim anh ở gần em như chính cuộc đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.”

(Bài thơ số 28 trong tập “Người làm vườn”, Rabindranath Tagore)

Trong tâm trạng kiếm tìm sự lấp đầy của mọi thao thức này, mỗi người nổi lên như một đối tượng độc lập và duy nhất, không thể đồng hóa cũng như không thể chiếm hữu. Họ là một nhưng cũng là hai. Tình yêu làm cho họ quấn quýt lấy nhau và nên một trong thân xác lẫn tinh thần, nhưng cũng chính tình yêu dạy cho họ khám phá ra ngôi vị của mỗi người vẫn là duy nhất và mênh mông, vượt lên trên mọi tham muốn đồng hóa hay chiếm hữu:

“Dầu tin tưởng: chung một đời, một mộng
Em là em, anh vẫn cứ là anh
Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành
Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.” (Xa cách, Xuân Diệu)

Suy tư về nỗi xao xuyến của đôi hôn phu – hôn thê trong Diễm Ca, Đức Thánh cha kết luận rằng “họ sẽ mỗi ngày một xác tín sâu xa hơn rằng tầm cỡ rộng lớn của việc hai người thuộc về nhau là quà tặng họ dành cho nhau trong đó tình yêu tỏ hiện “mãnh liệt như tử thần”, nghĩa là nó vươn lên đến những giới hạn sau cùng của ngôn ngữ thân xác để rồi vượt qua chúng” (bài giảng ngày 6 tháng 6 năm 1984). Vượt qua bằng cách mãi mãi tôn trọng cái giới hạn của cả hai trong việc diễn tả tình yêu và trung thành sống với nhau ngày này qua ngày khác để trao ban và học cách trao ban cho nhau như một món quà. Tình hiệp thông giữa họ – như một hoa trái của tình yêu nhục cảm (eros) và tình bạn chân chính (philia) – sẽ cần lớn mạnh và mở rộng ra đến các chiều kích của tình yêu tự hiến (agape) mà sẽ được mạc khải trong Tin Mừng và các Thư của Thánh Phaolô. Tình yêu này sẽ không đóng khung trong mái nhà của đôi bạn mà sẽ mở bung ra đến các khung trời khác của tha nhân và phục vụ người khác vì lợi ích của họ. Đó là lời mời gọi mà Đức Giêsu sẽ đến để sống và để rao giảng cho chúng ta.

6. Thay lời kết

“Mối quan hệ tính dục – mối quan hệ của người nam đối với người nữ và người nữ đối với người nam – là nền tảng sâu xa nhất của đạo đức và văn hóa nhân loại” (Xem TOB 45:3). Nếu người nam và người nữ thật sự đáp lại lời kêu gọi trong lòng họ để sống sự hiệp thông liên vị theo ý định nguyên thủy của Đấng Tạo Hóa, họ sẽ kinh nghiệm được tình yêu đích thực và bền lâu, đem lại hài lòng và hạnh phúc như ước nguyện ban đầu. Xa hơn thế nữa, họ sẽ quyết định đến việc kiến tạo một xã hội biết trân trọng phẩm giá con người. Đôi bạn trong sách Diễm Ca đã bắt đầu và đang trên hành trình hướng tới tình yêu vĩnh cửu mà họ khao khát. Bằng việc nhìn vào kinh nghiệm của họ, con người thời nay có thể hiểu được tầm quan trọng của việc học biết yêu thương và huấn luyện trái tim thành một nơi sẵn sàng cho tình yêu đơm hoa kết trái. Một chút giới thiệu về Thần Học Thân Xác qua bài ca tình yêu của Cựu Ước nhưng không hề xưa cũ, khuyến khích chúng ta tìm hiểu và đào xuống sâu hơn trên nguồn mạch của những suy tư về mầu nhiệm thân xác được cứu chuộc – vốn đã được ban tặng cho chúng ta từ Đức Kitô, để làm hành trang trên con đường hẹp dẫn về quê Trời.

Tài Liệu Tham Khảo:

1. Gioan Phaolô II. Thần Học Về Thân Xác – Tình yêu phàm nhân trong kế hoạch thần linh. Luy Nguyễn Anh Tuấn dịch. NXB Tôn Giáo, 2016.

2. Gioan Thánh Giá. Ca Khúc Tâm Linh. Nguyễn Uy Nam và Lm Trăng Thập Tự dịch. NXB Phương Đông, 2018.

3. West, Christopher. Heaven’s Song – Sexual Love as it was Meant to Be. Ascension Press, 2008.

Nguồn: xuanbichvietnam.net (12.03.2021) 



[1] Những chi tiết này diễn giải lại từ những chú thích lượm lặt trong sách “Thần học thân xác: Tình yêu phàm nhân trong kế hoạch thần linh – Sự cứu chuộc thân xác và tính bí tích của hôn nhân trong các huấn giáo ngày thứ Tư (1979 – 1984)”, Gioan Phaolô II, Luy Nguyễn Anh Tuấn dịch, NXB Tôn Giáo.

[2] “Thân xác và chỉ có thân xác mà thôi mới có thể làm cho những gì là vô hình, thiêng liêng và thần linh trở thành hữu hình. Thân xác được tạo dựng nên để chuyển thông vào thực tại hữu hình của thế giới này mầu nhiệm vô hình ẩn giấu nơi Thiên Chúa tự muôn thuở, và như thế nó trở thành một dấu chỉ của thực tại vô hình kia” (20/02/1980).

[3] Thân xác không hiển nhiên là một ngã vị nhưng nhờ thân xác mà con người ý thức về tình trạng của mình trong sự cô độc hay nối kết với các sinh vật khác, giúp con người kinh nghiệm được ngã vị tính của họ. Nói cách khác, thân xác diễn tả ngã vị.

[4] “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi…. Con người và vợ mình, cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau”.

https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/tinh-yeu-trong-sach-diem-ca-theo-cai-nhin-cua-than-hoc-than-xac-41601

Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...