Toàn văn Thông điệp Fratelli Tutti, Chương tám
CHƯƠNG TÁM: CÁC TÔN GIÁO PHỤC VỤ TÌNH HUYNH ĐỆ TRONG THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA
271. Căn cứ vào sự tôn trọng của họ đối với mỗi con người như một tạo vật được kêu gọi làm con Thiên Chúa, các tôn giáo khác nhau đều góp phần đáng kể vào việc xây dựng tình huynh đệ và bảo vệ công lý trong xã hội. Đối thoại giữa các tín đồ của các tôn giáo khác nhau không diễn ra chỉ vì mục đích ngoại giao, ân cần hay khoan dung. Theo lời của các Giám mục Ấn Độ, “mục tiêu của đối thoại là thiết lập tình hữu nghị, hòa bình và hòa hợp, cũng như chia sẻ các giá trị và kinh nghiệm tinh thần và đạo đức trong tinh thần sự thật và tình yêu” [259].
NỀN TẢNG TỐI HẬU
272. Là những tín hữu, chúng ta xác tín rằng, nếu không có sự cởi mở với Cha của mọi người, sẽ không có các lý do vững chắc và ổn định nào để kêu gọi tình huynh đệ. Chúng ta tin chắc rằng “chỉ với ý thức này: chúng ta không mồ côi, mà là con cái, chúng ta mới có thể sống hòa bình với nhau” [260]. Vì “lý trí, tự nó, có khả năng nắm bắt sự bình đẳng giữa con người và mang lại sự ổn định cho việc chung sống như công dân của họ, nhưng nó không thể thiết lập ra tình huynh đệ” [261].
273. Về phương diện trên, tôi xin trích dẫn câu nói đáng nhớ sau đây: “Nếu không có chân lý siêu việt, chân lý mà nếu chịu vâng phục, con người sẽ đạt được bản sắc đầy đủ của mình, thì không có nguyên tắc chắc chắn nào để bảo đảm các mối liên hệ công chính giữa con người với nhau. Tư lợi của họ, như một giai cấp, một nhóm hay một quốc gia, chắc chắn sẽ khiến họ chống đối lẫn nhau. Nếu một ai đó không thừa nhận chân lý siêu việt, thì sức mạnh quyền lực sẽ tiếp quản, và mỗi người sẽ nghiêng về phía sử dụng trọn vẹn các phương tiện theo ý mình để áp đặt quyền lợi của mình hoặc ý kiến của mình mà không quan tâm đến quyền lợi của người khác. … Người ta đã tìm thấy căn nguyên của chủ nghĩa toàn trị hiện đại trong việc phủ nhận phẩm giá siêu việt của con người, là chủ thể, trong tư cách hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa vô hình, do đó, tự chính bản chất của họ, là chủ thể của các quyền lợi không ai có thể vi phạm – bất kể là cá nhân, nhóm, lớp, quốc gia hoặc tiểu bang nào. Thậm chí cả đa số xã hội cũng không thể vi phạm những quyền này, bằng cách chống lại thiểu số” [262].
274. Từ kinh nghiệm đức tin của mình và từ sự khôn ngoan tích lũy qua nhiều thế kỷ, nhưng cũng từ những bài học rút ra từ nhiều nhược điểm và thất bại của mình, chúng ta, các tín hữu của các tôn giáo khác nhau, biết rằng việc chúng ta làm chứng cho Thiên Chúa có ích lợi cho xã hội của chúng ta. Nỗ lực tìm kiếm Thiên Chúa với tấm lòng chân thành, miễn là không bao giờ bị các mục đích ý thức hệ hoặc tư lợi làm cho chúng ta nhụt chí, giúp chúng ta nhìn nhận lẫn nhau như những người bạn đồng hành, thực sự là anh chị em. Chúng ta xác tín rằng “khi nhân danh một ý thức hệ, có mưu toan loại bỏ Thiên Chúa khỏi một xã hội, thì xã hội đó kết cục sẽ tôn thờ ngẫu tượng, và chẳng bao lâu đàn ông và đàn bà sẽ mất hướng, phẩm giá của họ sẽ bị chà đạp và các quyền lợi của họ bị vi phạm. Các bạn biết rõ người ta đã gây ra biết bao đau khổ bởi việc khước từ tự do lương tâm và tự do tôn giáo, và vết thương đó để lại một nhân loại nghèo khổ như thế nào, vì thiếu hy vọng và lý tưởng để hướng dẫn họ” [263].
275. Cần phải nhìn nhận rằng “trong số những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra các cuộc khủng hoảng của thế giới hiện đại là lương tâm con người đã thành vô cảm, là việc xa rời các giá trị tôn giáo và là chủ nghĩa cá nhân đương thịnh kèm theo bởi triết lý duy vật chuyên thần hóa con người và du nhập các giá trị vật chất và trần tục thay thế các nguyên tắc tối cao và siêu việt” [264]. Thật là sai lầm khi tiếng nói duy nhất được nghe thấy trong cuộc tranh luận công khai là tiếng nói của những người có quyền và “các chuyên gia”. Cần dành chỗ cho các suy tư phát sinh từ các truyền thống tôn giáo vốn là kho lưu trữ hàng thế kỷ kinh nghiệm và túi khôn. Vì “các tác phẩm cổ điển về tôn giáo có thể chứng tỏ là có ý nghĩa trong mọi thời đại; chúng có một sức mạnh bền bỉ [để mở ra những chân trời mới, kích thích tư tưởng, mở rộng trí óc và trái tim]”. Tuy nhiên, chúng thường bị coi thường, bị coi như kết quả của “chủ nghĩa duy lý thiển cận nào đó” [265].
276. Vì những lý do trên, trong khi tôn trọng quyền tự trị của sinh hoạt chính trị, Giáo hội không hạn chế sứ mệnh của mình trong phạm vi riêng tư. Trái lại, “Giáo Hội không thể và không được ở mãi bên lề” trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, hoặc không “đánh thức trở lại năng lực tinh thần” vốn có khả năng đóng góp vào việc làm cho xã hội tốt đẹp hơn [266]. Đúng là các thừa tác viên tôn giáo không được tham gia vào chính trị đảng phái vốn là lãnh vực riêng của giáo dân, nhưng họ cũng không được từ bỏ chiều kích chính trị của chính đời sống [267], một chiều kích liên quan đến việc không ngừng lưu ý đến công ích và quan tâm đến việc phát triển con người toàn diện. Giáo hội “có vai trò công cộng vượt quá và vượt trên các hoạt động bác ái và giáo dục của mình”. Giáo Hội làm việc cho “sự thăng tiến của nhân loại và tình huynh đệ phổ quát” [268]. Giáo Hội không cho là mình cạnh tranh với các quyền lực trần thế, nhưng tự hiến như “một gia đình giữa các gia đình, Giáo hội là như thế, cởi mở đối với việc làm chứng trong thế giới ngày nay, cởi mở đối với đức tin, đức cậy và đức mến vào Chúa và vào những người mà Chúa vốn yêu thương bằng một tình yêu ưu tiên. Một ngôi nhà với những cánh cửa rộng mở. Giáo hội là một ngôi nhà với những cánh cửa rộng mở, bởi vì Giáo hội là một bà mẹ” [269]. Và để noi gương Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, “chúng ta muốn trở thành một Giáo hội phục vụ, rời nhà và ra khỏi những nơi thờ phượng, ra khỏi các phòng áo lễ, để đồng hành với cuộc sống, duy trì hy vọng, trở thành dấu chỉ hiệp nhất… để xây những cây cầu, phá sập các bức tường, để gieo các hạt giống hòa giải” [270].
Bản sắc Kitô giáo
277. Giáo hội trân quí những cách thức trong đó Thiên Chúa hoạt động nơi các tôn giáo khác, và “không bác bỏ điều gì là chân thực và thánh thiện trong các tôn giáo này. Giáo Hội rất coi trọng lối sống và cách cư xử của họ, những giới luật và học thuyết của họ… thường phản ảnh một tia chân lý soi sáng cho mọi người nam và nữ ” [271]. Tuy nhiên, các Kitô hữu chúng ta ý thức rất rõ rằng “nếu âm nhạc của Tin Mừng ngưng vang lên trong chính con người chúng ta, chúng ta sẽ mất đi niềm vui phát sinh từ lòng cảm thương, tình yêu dịu dàng phát sinh từ lòng tín thác, khả năng hòa giải vốn bắt nguồn từ nhận thức này: chúng ta đã được tha thứ và được sai đi. Nếu âm nhạc của Tin Mừng ngưng vang lên trong nhà của chúng ta, quảng trường công cộng, nơi làm việc, đời sống chính trị và tài chính của chúng ta, thì chúng ta sẽ không còn nghe thấy những giai điệu thách thức chúng ta bảo vệ phẩm giá của mọi người nam và nữ” [272]. Những người khác uống từ các nguồn khác. Đối với chúng ta, nguồn suối của nhân phẩm và tình huynh đệ là ở nơi Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Từ đó nảy sinh việc, “đối với tư tưởng Kitô giáo và hành động của Giáo hội, địa vị thứ nhất dành cho mối liên hệ, cho sự gặp gỡ mầu nhiệm thiêng liêng là người khác, cho sự hiệp thông phổ quát với toàn thể gia đình nhân loại, như một ơn gọi của mọi người” [273].
278. Được kêu gọi bén rễ vào mọi nơi, Giáo hội đã có mặt trong nhiều thế kỷ trên khắp thế giới, vì đó là ý nghĩa của hạn từ “Công Giáo”. Như vậy, từ kinh nghiệm ân sủng và tội lỗi của mính, Giáo Hội có thể hiểu vẻ đẹp của lời mời gọi yêu thương phổ quát. Thật vậy, “mọi điều nhân bản đều là mối quan tâm của chúng ta… bất cứ nơi nào hội đồng các quốc gia họp lại với nhau để thiết lập các quyền lợi và nghĩa vụ của con người, chúng ta rất vinh dự được có chỗ đứng của chúng ta trong đó” [274]. Đối với nhiều Kitô hữu, hành trình huynh đệ này cũng đều có Mẹ, mà tên người Mẹ này chính là Maria. Khi lãnh nhận chức mẹ phổ quát này dưới chân thập giá (x. Ga 19:26), Mẹ không chỉ quan tâm đến Chúa Giêsu mà còn quan tâm đến “những người con khác của Mẹ” (x. Kh 12:17). Trong quyền năng của Chúa Phục sinh, Mẹ muốn khai sinh một thế giới mới, trong đó, tất cả chúng ta là anh chị em, trong đó, có chỗ dành cho tất cả những ai bị xã hội chúng ta loại bỏ, trong đó, công lý và hòa bình được tôn vinh.
279. Các Kitô hữu chúng ta yêu cầu rằng, ở những quốc gia nơi chúng ta là thiểu số, chúng ta được bảo đảm quyền tự do, ngay cả khi chính chúng ta cổ vũ quyền tự do đó cho những người không phải là Kitô hữu ở những nơi họ là thiểu số. Một nhân quyền căn bản không được quên trong hành trình hướng tới tình huynh đệ và hòa bình. Đó là quyền tự do tôn giáo cho các tín hữu của mọi tôn giáo. Sự tự do này tuyên xưng rằng chúng ta có thể “xây dựng hòa hợp và hiểu biết giữa các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Nó cũng làm chứng cho thực tại này là, vì những điều quan trọng được chúng ta chia sẻ thì rất nhiều, nên có thể tìm ra một phương tiện để sống chung một cách thanh thản, có trật tự và hòa bình, chấp nhận các khác biệt của mình và vui mừng rằng, là con cái của một Thiên Chúa, chúng ta thẩy đều là anh chị em” [275].
280. Đồng thời, chúng ta cầu xin Thiên Chúa củng cố sự hiệp nhất trong Giáo Hội, một sự hiệp nhất được làm cho phong phú nhờ các dị biệt được hòa giải bởi hoạt động của Chúa Thánh Thần. Vì “trong Thần Khí duy nhất, tất cả chúng ta được rửa tội thành một thân thể” (1Cr 12:13), trong đó, mỗi thành viên đều có phần đóng góp khác biệt của mình. Như Thánh Augustinô từng nói, “tai nhìn qua mắt, và mắt nghe qua tai” [276]. Điều cũng khẩn cấp là tiếp tục làm chứng cho cuộc hành trình gặp gỡ giữa các tín phái Kitô giáo khác nhau. Chúng ta không thể quên ước muốn của Chúa Kitô “xin cho chúng hết thẩy nên một” (x. Ga 17:21). Nghe lời kêu gọi của Người, chúng ta buồn bã nhận ra rằng diễn trình hoàn cầu hóa vẫn còn thiếu sự đóng góp có tính tiên tri và tâm linh của sự hiệp nhất Kitô giáo. Dù vậy, “ngay cả khi chúng ta đang thực hiện cuộc hành trình tiến tới sự hiệp thông trọn vẹn này, chúng ta có bổn phận làm chứng chung cho tình yêu mà Thiên Chúa vốn dành cho mọi người bằng cách cùng nhau phục vụ nhân loại” [277].
Kỳ tới: Tôn giáo và Bạo lực
271. Căn cứ vào sự tôn trọng của họ đối với mỗi con người như một tạo vật được kêu gọi làm con Thiên Chúa, các tôn giáo khác nhau đều góp phần đáng kể vào việc xây dựng tình huynh đệ và bảo vệ công lý trong xã hội. Đối thoại giữa các tín đồ của các tôn giáo khác nhau không diễn ra chỉ vì mục đích ngoại giao, ân cần hay khoan dung. Theo lời của các Giám mục Ấn Độ, “mục tiêu của đối thoại là thiết lập tình hữu nghị, hòa bình và hòa hợp, cũng như chia sẻ các giá trị và kinh nghiệm tinh thần và đạo đức trong tinh thần sự thật và tình yêu” [259].
NỀN TẢNG TỐI HẬU
272. Là những tín hữu, chúng ta xác tín rằng, nếu không có sự cởi mở với Cha của mọi người, sẽ không có các lý do vững chắc và ổn định nào để kêu gọi tình huynh đệ. Chúng ta tin chắc rằng “chỉ với ý thức này: chúng ta không mồ côi, mà là con cái, chúng ta mới có thể sống hòa bình với nhau” [260]. Vì “lý trí, tự nó, có khả năng nắm bắt sự bình đẳng giữa con người và mang lại sự ổn định cho việc chung sống như công dân của họ, nhưng nó không thể thiết lập ra tình huynh đệ” [261].
273. Về phương diện trên, tôi xin trích dẫn câu nói đáng nhớ sau đây: “Nếu không có chân lý siêu việt, chân lý mà nếu chịu vâng phục, con người sẽ đạt được bản sắc đầy đủ của mình, thì không có nguyên tắc chắc chắn nào để bảo đảm các mối liên hệ công chính giữa con người với nhau. Tư lợi của họ, như một giai cấp, một nhóm hay một quốc gia, chắc chắn sẽ khiến họ chống đối lẫn nhau. Nếu một ai đó không thừa nhận chân lý siêu việt, thì sức mạnh quyền lực sẽ tiếp quản, và mỗi người sẽ nghiêng về phía sử dụng trọn vẹn các phương tiện theo ý mình để áp đặt quyền lợi của mình hoặc ý kiến của mình mà không quan tâm đến quyền lợi của người khác. … Người ta đã tìm thấy căn nguyên của chủ nghĩa toàn trị hiện đại trong việc phủ nhận phẩm giá siêu việt của con người, là chủ thể, trong tư cách hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa vô hình, do đó, tự chính bản chất của họ, là chủ thể của các quyền lợi không ai có thể vi phạm – bất kể là cá nhân, nhóm, lớp, quốc gia hoặc tiểu bang nào. Thậm chí cả đa số xã hội cũng không thể vi phạm những quyền này, bằng cách chống lại thiểu số” [262].
274. Từ kinh nghiệm đức tin của mình và từ sự khôn ngoan tích lũy qua nhiều thế kỷ, nhưng cũng từ những bài học rút ra từ nhiều nhược điểm và thất bại của mình, chúng ta, các tín hữu của các tôn giáo khác nhau, biết rằng việc chúng ta làm chứng cho Thiên Chúa có ích lợi cho xã hội của chúng ta. Nỗ lực tìm kiếm Thiên Chúa với tấm lòng chân thành, miễn là không bao giờ bị các mục đích ý thức hệ hoặc tư lợi làm cho chúng ta nhụt chí, giúp chúng ta nhìn nhận lẫn nhau như những người bạn đồng hành, thực sự là anh chị em. Chúng ta xác tín rằng “khi nhân danh một ý thức hệ, có mưu toan loại bỏ Thiên Chúa khỏi một xã hội, thì xã hội đó kết cục sẽ tôn thờ ngẫu tượng, và chẳng bao lâu đàn ông và đàn bà sẽ mất hướng, phẩm giá của họ sẽ bị chà đạp và các quyền lợi của họ bị vi phạm. Các bạn biết rõ người ta đã gây ra biết bao đau khổ bởi việc khước từ tự do lương tâm và tự do tôn giáo, và vết thương đó để lại một nhân loại nghèo khổ như thế nào, vì thiếu hy vọng và lý tưởng để hướng dẫn họ” [263].
275. Cần phải nhìn nhận rằng “trong số những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra các cuộc khủng hoảng của thế giới hiện đại là lương tâm con người đã thành vô cảm, là việc xa rời các giá trị tôn giáo và là chủ nghĩa cá nhân đương thịnh kèm theo bởi triết lý duy vật chuyên thần hóa con người và du nhập các giá trị vật chất và trần tục thay thế các nguyên tắc tối cao và siêu việt” [264]. Thật là sai lầm khi tiếng nói duy nhất được nghe thấy trong cuộc tranh luận công khai là tiếng nói của những người có quyền và “các chuyên gia”. Cần dành chỗ cho các suy tư phát sinh từ các truyền thống tôn giáo vốn là kho lưu trữ hàng thế kỷ kinh nghiệm và túi khôn. Vì “các tác phẩm cổ điển về tôn giáo có thể chứng tỏ là có ý nghĩa trong mọi thời đại; chúng có một sức mạnh bền bỉ [để mở ra những chân trời mới, kích thích tư tưởng, mở rộng trí óc và trái tim]”. Tuy nhiên, chúng thường bị coi thường, bị coi như kết quả của “chủ nghĩa duy lý thiển cận nào đó” [265].
276. Vì những lý do trên, trong khi tôn trọng quyền tự trị của sinh hoạt chính trị, Giáo hội không hạn chế sứ mệnh của mình trong phạm vi riêng tư. Trái lại, “Giáo Hội không thể và không được ở mãi bên lề” trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, hoặc không “đánh thức trở lại năng lực tinh thần” vốn có khả năng đóng góp vào việc làm cho xã hội tốt đẹp hơn [266]. Đúng là các thừa tác viên tôn giáo không được tham gia vào chính trị đảng phái vốn là lãnh vực riêng của giáo dân, nhưng họ cũng không được từ bỏ chiều kích chính trị của chính đời sống [267], một chiều kích liên quan đến việc không ngừng lưu ý đến công ích và quan tâm đến việc phát triển con người toàn diện. Giáo hội “có vai trò công cộng vượt quá và vượt trên các hoạt động bác ái và giáo dục của mình”. Giáo Hội làm việc cho “sự thăng tiến của nhân loại và tình huynh đệ phổ quát” [268]. Giáo Hội không cho là mình cạnh tranh với các quyền lực trần thế, nhưng tự hiến như “một gia đình giữa các gia đình, Giáo hội là như thế, cởi mở đối với việc làm chứng trong thế giới ngày nay, cởi mở đối với đức tin, đức cậy và đức mến vào Chúa và vào những người mà Chúa vốn yêu thương bằng một tình yêu ưu tiên. Một ngôi nhà với những cánh cửa rộng mở. Giáo hội là một ngôi nhà với những cánh cửa rộng mở, bởi vì Giáo hội là một bà mẹ” [269]. Và để noi gương Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, “chúng ta muốn trở thành một Giáo hội phục vụ, rời nhà và ra khỏi những nơi thờ phượng, ra khỏi các phòng áo lễ, để đồng hành với cuộc sống, duy trì hy vọng, trở thành dấu chỉ hiệp nhất… để xây những cây cầu, phá sập các bức tường, để gieo các hạt giống hòa giải” [270].
Bản sắc Kitô giáo
277. Giáo hội trân quí những cách thức trong đó Thiên Chúa hoạt động nơi các tôn giáo khác, và “không bác bỏ điều gì là chân thực và thánh thiện trong các tôn giáo này. Giáo Hội rất coi trọng lối sống và cách cư xử của họ, những giới luật và học thuyết của họ… thường phản ảnh một tia chân lý soi sáng cho mọi người nam và nữ ” [271]. Tuy nhiên, các Kitô hữu chúng ta ý thức rất rõ rằng “nếu âm nhạc của Tin Mừng ngưng vang lên trong chính con người chúng ta, chúng ta sẽ mất đi niềm vui phát sinh từ lòng cảm thương, tình yêu dịu dàng phát sinh từ lòng tín thác, khả năng hòa giải vốn bắt nguồn từ nhận thức này: chúng ta đã được tha thứ và được sai đi. Nếu âm nhạc của Tin Mừng ngưng vang lên trong nhà của chúng ta, quảng trường công cộng, nơi làm việc, đời sống chính trị và tài chính của chúng ta, thì chúng ta sẽ không còn nghe thấy những giai điệu thách thức chúng ta bảo vệ phẩm giá của mọi người nam và nữ” [272]. Những người khác uống từ các nguồn khác. Đối với chúng ta, nguồn suối của nhân phẩm và tình huynh đệ là ở nơi Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Từ đó nảy sinh việc, “đối với tư tưởng Kitô giáo và hành động của Giáo hội, địa vị thứ nhất dành cho mối liên hệ, cho sự gặp gỡ mầu nhiệm thiêng liêng là người khác, cho sự hiệp thông phổ quát với toàn thể gia đình nhân loại, như một ơn gọi của mọi người” [273].
278. Được kêu gọi bén rễ vào mọi nơi, Giáo hội đã có mặt trong nhiều thế kỷ trên khắp thế giới, vì đó là ý nghĩa của hạn từ “Công Giáo”. Như vậy, từ kinh nghiệm ân sủng và tội lỗi của mính, Giáo Hội có thể hiểu vẻ đẹp của lời mời gọi yêu thương phổ quát. Thật vậy, “mọi điều nhân bản đều là mối quan tâm của chúng ta… bất cứ nơi nào hội đồng các quốc gia họp lại với nhau để thiết lập các quyền lợi và nghĩa vụ của con người, chúng ta rất vinh dự được có chỗ đứng của chúng ta trong đó” [274]. Đối với nhiều Kitô hữu, hành trình huynh đệ này cũng đều có Mẹ, mà tên người Mẹ này chính là Maria. Khi lãnh nhận chức mẹ phổ quát này dưới chân thập giá (x. Ga 19:26), Mẹ không chỉ quan tâm đến Chúa Giêsu mà còn quan tâm đến “những người con khác của Mẹ” (x. Kh 12:17). Trong quyền năng của Chúa Phục sinh, Mẹ muốn khai sinh một thế giới mới, trong đó, tất cả chúng ta là anh chị em, trong đó, có chỗ dành cho tất cả những ai bị xã hội chúng ta loại bỏ, trong đó, công lý và hòa bình được tôn vinh.
279. Các Kitô hữu chúng ta yêu cầu rằng, ở những quốc gia nơi chúng ta là thiểu số, chúng ta được bảo đảm quyền tự do, ngay cả khi chính chúng ta cổ vũ quyền tự do đó cho những người không phải là Kitô hữu ở những nơi họ là thiểu số. Một nhân quyền căn bản không được quên trong hành trình hướng tới tình huynh đệ và hòa bình. Đó là quyền tự do tôn giáo cho các tín hữu của mọi tôn giáo. Sự tự do này tuyên xưng rằng chúng ta có thể “xây dựng hòa hợp và hiểu biết giữa các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Nó cũng làm chứng cho thực tại này là, vì những điều quan trọng được chúng ta chia sẻ thì rất nhiều, nên có thể tìm ra một phương tiện để sống chung một cách thanh thản, có trật tự và hòa bình, chấp nhận các khác biệt của mình và vui mừng rằng, là con cái của một Thiên Chúa, chúng ta thẩy đều là anh chị em” [275].
280. Đồng thời, chúng ta cầu xin Thiên Chúa củng cố sự hiệp nhất trong Giáo Hội, một sự hiệp nhất được làm cho phong phú nhờ các dị biệt được hòa giải bởi hoạt động của Chúa Thánh Thần. Vì “trong Thần Khí duy nhất, tất cả chúng ta được rửa tội thành một thân thể” (1Cr 12:13), trong đó, mỗi thành viên đều có phần đóng góp khác biệt của mình. Như Thánh Augustinô từng nói, “tai nhìn qua mắt, và mắt nghe qua tai” [276]. Điều cũng khẩn cấp là tiếp tục làm chứng cho cuộc hành trình gặp gỡ giữa các tín phái Kitô giáo khác nhau. Chúng ta không thể quên ước muốn của Chúa Kitô “xin cho chúng hết thẩy nên một” (x. Ga 17:21). Nghe lời kêu gọi của Người, chúng ta buồn bã nhận ra rằng diễn trình hoàn cầu hóa vẫn còn thiếu sự đóng góp có tính tiên tri và tâm linh của sự hiệp nhất Kitô giáo. Dù vậy, “ngay cả khi chúng ta đang thực hiện cuộc hành trình tiến tới sự hiệp thông trọn vẹn này, chúng ta có bổn phận làm chứng chung cho tình yêu mà Thiên Chúa vốn dành cho mọi người bằng cách cùng nhau phục vụ nhân loại” [277].
Kỳ tới: Tôn giáo và Bạo lực
Vietcatholic News