Tháng Mười Hai -2022
Tháng Mười Hai (đ) – Nhâm Dần
Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha
Ý cầu nguyện: Cầu cho các tổ chức thiện nguyện.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các tổ chức thiện nguyện và thúc đẩy sự phát triển của con người, để họ tìm thấy nhiều người sẵn sàng dấn thân cho công ích, và tìm ra những cách thức hợp tác mới trên bình diện quốc tế.
MÙA VỌNG – GIÁNG SINH
NĂM PHỤNG VỤ 2022 – 2023
Chúa Nhật: Bài Đọc Năm A
Ngày trong tuần: Bài Đọc Năm I (Năm lẻ)
01 08 Tm Thứ Năm đầu tháng
Is 26, 1-6; Mt 7, 21.24-27.
02 09 Tm Thứ Sáu
Is 29, 17-24; Mt 9, 27-31.
03 10 Tr Thứ Bảy đầu tháng
THÁNH PHAN-XI-CÔ XA-VI-Ê, LINH MỤC, QUAN THẦY CÁC XỨ TRUYỀN GIÁO, lễ kính. (AC 59, 8c).
1Cr 9, 16-19.22-23; Tv 116, 1.2; Mc 16, 15-20.
Kỷ niệm 25 năm linh mục quý Cha:
- GB. Hà Văn Ánh
- Giuse Bùi Công Chính
- Giuse Nguyễn Văn Khánh
04 11 Tm CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG.
Thánh vịnh tuần II.
Is 11, 110; Tv 71, 1-2.7-8.12-13.17; Rm 15, 4-9; Mc 3, 1-12.
(Không cử hành lễ thánh Đamas, lm, tiến sĩ Hội Thánh)
Chầu Mình Thánh Chúa:
- Giáo xứ Phúc Thành (hạt Đak Mil)
- Giáo xứ Đăk Nhau (hạt Đồng Xoài)
- Giáo họ Đăk Nia (Giáo xứ Gia Nghĩa, hạt Gia Nghĩa)
GIÁO HUẤN SỐ 2
Bí tích Thêm Sức trong Nhiệm cục cứu độ
Trong Cựu Ước các tiên tri đã loan báo rằng Thần Khí Chúa sẽ ngự xuống trên Đấng Mê-si-a thiên hạ đợi trông vì sứ vụ cứu độ của Người. Việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giê-su, khi Người được ông Gio-an làm phép rửa, là dấu chỉ cho thấy chính Người là Đấng phải đến, chính Người là Đấng Mê-si-a, là Con Thiên Chúa. Chúa Giê-su đã được thụ thai bởi Chúa Thánh Thần; trọn cuộc đời và sứ vụ của Người đều hiệp thông trọn vẹn với Chúa Thánh Thần, Đấng “Chúa Cha ban cho Người vô ngần vô hạn” (Ga 3, 34).
(Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 1286)
05 12 Tm Thứ Hai.
Is 35,1-10; Lc 5,17-26.
06 13 Tm Thứ Ba. Thánh Nicolas, Giám mục. (Tr)
Is 40, 1-11; Mt 18, 12-14.
GHVN: Thánh Giuse Nguyễn Duy Khang (1861), OP, thầy giảng, tử đạo.
07 14 Tr Thứ Tư. Thánh Am-brô-xi-ô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.
Is 40, 25-31; Mt 11, 28-30.
08 15 Tr Thứ Năm.
ĐỨC TRINH NỮ MA-RI-A VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI, lễ trọng.
Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ).
St 3, 9-15.20; Tv 97, 1.2-3ab.3cd-4; Ep 1, 3-6.11-12; Lc 1, 26-38.
09 16 Tm Thứ Sáu. Thánh Gioan Điđacô (Tr).
Is 48, 17-19; Mt 11, 16-19.
10 17 Tm Thứ Bảy. Đức Mẹ Loreto (Tr).
Hc 48, 1-4.9-11; Mt 17, 10-13.
(hay lễ về Đức Mẹ: Is 7, 10-14; 8,10c; Lc 1, 26-38).
Xin cầu nguyện cho: Cha Gioakim Nguyễn Đức Oánh (+1978)
11 18 Tm (H) CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG.
Thánh vịnh tuần III.
Is 35, 1-6a.10; Tv 145, 6c-7.8-9a.9bc-10; Gc 5, 7-10; Mt 11, 2-11.
Hôm nay có thể dùng màu hồng và được sử dụng phong cầm cũng như các nhạc cụ khác.
(Không cử hành lễ thánh Lucia, trinh nữ, t Thánh Đamasô I, giáo hoàng (Tr).
Chầu Mình Thánh Chúa:
- Giáo xứ Chi Lăng (hạt Mẫu Tâm)
- Giáo họ Vô Nhiễm (Giáo xứ Phúc Bình, hạt Đăk Mil)
- Giáo họ Kim Sơn (Giáo xứ Giang Sơn, hạt Giang Sơn)
- Giáo họ Hòa Thuận (Giáo xứ Thiên Hoa, hạt Gia Nghĩa)
Xin cầu nguyện cho: Cha Phaolô Lê Thanh Thiên (+2010)
Giáo huấn số 3: Bí tích Thêm Sức trong Nhiệm cục cứu độ (tt)
Tuy nhiên, việc tràn đầy Thần Khí không phải chỉ dành cho Đấng Mê-si-a, mà phải được truyền thông cho toàn thể dân của Đấng Mê-si-a. Nhiều lần, Đức Ki-tô đã hứa việc tuôn ban Thần Khí như vậy, và Người đã thực hiện lời hứa đó trước tiên vào ngày lễ Vượt Qua, và sau đó, một cách hoành tráng hơn, vào ngày lễ Ngũ Tuần. Được tràn đầy Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ bắt đầu rao giảng “những kỳ công của Thiên Chúa” (Cv 2,11), và thánh Phê-rô công bố rằng việc tuôn đổ Thánh Thần này là dấu chỉ thời đại Mê-si-a. Lúc đó những ai tin lời rao giảng của các Tông Đồ và chịu Phép Rửa, thì đến lượt họ cũng được lãnh nhận hồng ân Chúa Thánh Thần.
(Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 1287)
LƯU Ý:
1. Thánh lễ và các Giờ kinh Phụng vụ, theo ngày 17/ 12 (bỏ các ngày trong Tuần III mùa Vọng). Các ngày tiếp theo cũng thế.
2. Về các ngày trong tuần, từ 17/12 đến 31/12, có thể cử hành như sau:
+ Không được cử hành Thánh lễ ngoại lịch và Thánh lễ cầu hồn hằng ngày (IM 337).
+ Chỉ được cử hành Thánh lễ tùy nhu cầu, nếu có nhu cầu và ích lợi mục vụ quan trọng đòi hỏi (IM 332).
3. Nếu muốn kính nhớ vị thánh ghi trong lịch ngày hôm đó, có thể cử hành như sau:
1. Các Giờ kinh Phụng vụ:
- Giờ Kinh Sách: Sau khi đọc bài các giáo phụ (lấy trong phần riêng về mùa với câu xướng đáp), đọc thêm tiểu sử vị thánh nhớ ngày hôm đó, và lời nguyện về vị thánh (để kết thúc).
- Giờ Kinh Sáng và Kinh Chiều: Sau lời nguyện về mùa (bỏ câu kết thúc), có thể thêm điệp ca (riêng hay chung) và lời nguyện về vị thánh; rồi mới kết thúc (Văn kiện trình bày và quy định GKPV, số 238-239).
2. Thánh lễ:
Linh mục cử hành Thánh lễ theo ngày phụng vụ và có thể lấy lời nguyện nhập lễ (collecta) của lễ nhớ, nếu lễ nhớ được ghi trong lịch ngày đó (IM 316a).
12 19 Tm Thứ Hai. Đức Mẹ Guađalupê (Tr).
Ds 24, 2-7.15-17a; Mt 21, 23-27.
(hay lễ về Đức Mẹ: Is 7, 10-14; 8,10c; Lc 1, 39-47).
GHVN: Thánh Simon Phan Đắc Hòa (1840), tử đạo.
13 20 Đ Thứ Ba. Thánh Thánh Lucia, trinh nữ, tử đạo, lễ nhớ.
Xp 3, 1-2.9-13; Mt 21, 28-32.
14 21 Tr Thứ Tư. Thánh Gio-an Thánh Giá, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.
Is 45, 6b-8.18.21b-25; Lc 7, 19-23.
15 22 Tm Thứ Năm.
Is 54, 1-10; Lc 7, 24-30.
16 23 Tm Thứ Sáu.
Is 56, 1-3a.6-8; Ga 5, 33-36.
17 24 Tm Thứ Bảy.
St 49, 2.8-10; Mt 1, 1-17.
18 25 Tm CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG.
Thánh vịnh tuần IV.
Is 7, 10-14; Tv 23, 1-2.3.4ab.5-6; Rm 1, 1-7; Mt 1, 19-24.
GHVN: Thánh Phêrô Trương Văn Đường (1838), thầy giảng; thánh Phaolô Nguyễn Văn Mỹ (1838), thầy giảng và thánh Phêrô Vũ Văn Truật (1838), thầy giảng, tử đạo.
Giáo huấn số 4: Bí tích Thêm Sức trong Nhiệm cục cứu độ (tt)
“Từ đó, thực hiện ý muốn của Đức Ki-tô, các Tông Đồ đã đặt tay ban hồng ân Thần Khí cho các tân tòng để kiện toàn ân sủng của bí tích Rửa Tội. Chính vì vậy, như trong thư gửi tín hữu Do-thái, giáo lý về các phép rửa và về việc đặt tay đã được kể vào số các yếu tố của giáo huấn sơ đẳng của Ki-tô Giáo. Việc đặt tay được công nhận cách đúng đắn theo truyền thống công giáo là nguồn gốc của bí tích Thêm Sức, và một cách nào đó, bí tích này làm cho ân sủng ngày lễ Ngũ Tuần luôn tồn tại trong Hội Thánh.”
(Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 1288)
19 26 Tm Thứ Hai.
Tl 13, 2-7,24-25a; Lc 1, 5-25.
GHVN: Thánh Fx. Hà Trọng Mậu (1839), OP, thầy giảng; thánh Đa Minh Bùi Văn Úy (1839), OP, thầy giảng; thánh Aug. Nguyễn Văn Mới (1839), giáo dân Đa Minh; thánh Tôma Nguyễn Văn Đệ (1839), giáo dân; thánh Steph. Nguyễn Văn Vinh (1839), giáo dân Đa Minh, tử đạo.
Kỷ niệm 53 năm Linh mục: Cha Augustinô Hoàng Đức Toàn
20 27 Tm Thứ Ba.
Is 7, 10-14; Lc 1, 26-38.
21 28 Tm Thứ Tư. Thánh Phêrô Canixiô (Canisio), Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh. (Tr)
Dc 2, 8-14 (hoặc Xp 3, 14-18a); Lc 1, 39-45.
GHVN: Thánh Phêrô Trương Văn Thi (1839), linh mục và thánh Anrê Trần An Dũng (1839), linh mục, tử đạo.
22 29 Tm Thứ Năm.
1Sm 1, 24-28; Lc 1, 46-56.
23 01/12 Tm Thứ Sáu. Thánh Gioan thành Kêty (Kęty), Linh mục. (Tr)
Ml 3, 1-4.23-24; Lc 1, 57-66.
GHVN: Thánh Jean Théophane Vénard Ven (1860), MEP, linh mục, tử đạo.
Xin cầu nguyện cho: Cha Đa Minh Vũ Đức Hậu (+2017)
24 02 Tm Thứ Bảy.
Sáng: 2Sm 7, 1-5.8b-12.14a.16; Lc 1, 67-79.
Chiều: LỄ VỌNG GIÁNG SINH (Tr).
Is 62, 1-5; Tv 88, 4-5.16-17.27 và 29. Cv 13, 16-17.22-25; Mt 1, 1-25 (hay Mt 1,18-25).
LƯU Ý:
Trong lễ Vọng và lễ chính ngày, khi đọc kinh Tin Kính đến chỗ: “Bởi phép Chúa Thánh Thần… và đã làm người” thì quỳ gối (IM 137).
MÙA GIÁNG SINH 2022
“Sau việc cử hành hằng năm mầu nhiệm Vượt Qua, Hội Thánh không có việc cử hành nào cổ xưa bằng việc kính nhớ Chúa Giáng Sinh và kính nhớ những lần tỏ mình đầu tiên của Người: đó là Mùa Giáng Sinh” (AC 32).
25 03 Tr CHÚA NHẬT. CHÚA GIÁNG SINH, lễ trọng. Lễ buộc. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ).
Lễ đêm: Is 9, 1-6; Tv 95, 1-2a.2b-3.11-12.13; Tt 2, 11-14; Lc 2, 1-14.
Lễ rạng đông: Is 62, 11-12; Tv 96, 1 và 6.11-12; Tt 3, 4-7; Lc 2, 15-20.
Lễ ban ngày: Is 52, 7-10; Tv 97, 1.2-3ab.3cd-4.5-6; Dt 1, 1-6; Ga 1, 1-18 (hay Ga 1, 1-5.9-14).
Vì lý do mục vụ, có thể tùy nghi thay đổi các bài đọc trên từ thánh lễ nọ sang thánh lễ kia. Không được cử hành thánh lễ an táng.
Giáo huấn số 5: Bí tích Thêm Sức trong Nhiệm cục cứu độ (tt)
Từ rất xa xưa, để biểu thị rõ hơn hồng ân Chúa Thánh Thần, việc xức dầu thơm (dầu Chrisma) được liên kết với việc đặt tay. Việc xức dầu này làm sáng tỏ danh xưng “Ki-tô hữu” (Christianus) có nghĩa là “người được xức dầu” và bắt nguồn từ danh xưng của chính Đức Ki-tô (Christus): “Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người” (Cv 10, 38). Nghi thức Xức Dầu này tồn tại đến ngày nay trong nghi lễ Đông cũng như Tây phương. Vì vậy, ở Đông phương, bí tích này được gọi là bí tích Dầu Chrisma (Christmatio là việc xức bằng dầu Myron, nghĩa là Dầu thánh). Ở Tây phương, thuật ngữ bí tích Thêm Sức (Confirmatio) nói lên rằng bí tích này vừa kiện toàn bí tích Rửa Tội, vừa củng cố ân sủng của bí tích Rửa Tội.
(Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 1288)
26 04 Đ Thứ Hai.
NGÀY II TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. THÁNH STÊPHANÔ TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI. Lễ kính.
Cv 6, 8-10; 7, 54-59; Tv 30, 3cd-4.6 và 8ab.16bc và 17; Mt 10, 17-22.
Được cử hành lễ an táng.
Bổn mạng Cha Tổng Đại Diện Stephanô Nguyễn Văn Đậu
Xin cầu nguyện cho: Cha Phanxicô Phan Đình Cư (+1962)
27 05 Tr Thứ Ba.
NGÀY III TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. THÁNH GIO-AN TÔNG ĐỒ, lễ kính.
1Ga 1, 1-4; Ga 20, 2-8.
Được cử hành lễ an táng.
28 06 Đ Thứ Tư.
NGÀY IV TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. CÁC THÁNH ANH HÀI, TỬ ĐẠO, lễ kính.
1Ga 1, 5–2,2; Tv 123, 2-3.4-5.7b-8; Mt 2,13-18.
Được cử hành lễ an táng.
Xin cầu nguyện cho: Cha Giuse Đỗ Văn Tháp (+2011)
29 07 Tr Thứ Năm.
NGÀY V TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. Thánh Tôma Becket, giám mục, tử đạo. Thánh vịnh tuần I.
1Ga 2, 3-11; Tv 95, 1-2a.2b-3.5b-6; Lc 2, 22-35.
30 08 Tr Thứ Sáu.
NGÀY VI TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. THÁNH GIA CHÚA GIÊSU, ĐỨC MA-RI-A VÀ THÁNH GIUSE, lễ kính.
Hc 3, 2-6.12-14; Tv 127, 1-2.3.4-5; Cl 3, 12-21; Mt 2, 13-15.19-23
Được cử hành lễ an táng.
31 09 Tr Thứ Bảy.
NGÀY VII TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. Thánh Silvester I, giáo hoàng.
1Ga 2, 18-21; Ga 1, 1-18.