Loạt bài thuyết trình của ĐGM Giu-se Trần Văn Toản trong khóa tính huấn HĐGX



Bài thứ nhất: 

XÂY DỰNG CỘNG ĐOÀN MÀU NHIỆM 
NOI GƯƠNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM


* Tính Cách Huyền Nhiệm của người giáo dân 
Vận Mệnh cao quý của người tông đồ giáo dân

 - Là Người = giống hình ảnh Thiên Chúa với phẩm tính là chân lý tình yêu và tự do
- Là Con Chúa và là Con Hội Thánh: Với 3 Bí tích Khai Tâm: Rửa tội – Thêm Sức – Thánh Thể = với đức tin - đức cậy - và đức ái
- Là biểu tượng cho tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội Thánh: Với Bí Tích Hôn Phối là ơn gọi nên thánh trong đời sống và sứ vụ của gia đình
- Là Tông Đồ Giáo Dân: Đáp trả lời mời gọi là tông đồ giáo dân trong cộng đoàn giáo xứ = Tham Gia Hiệp Thông và Đồng Trách Nhiệm với hàng giáo sĩ và tu sĩ để tiếp tục sứ vụ của Chúa Kitô nơi trần gian là xây dựng Nước Thiên Chúa


* Màu Nhiệm trong Vận Mệnh

 - Câu chuyện con chim ưng lưu lạc trong ổ gà = Vai trò của Thiên Chúa Ba Ngôi – Vai trò của Hội Thánh – Vai trò của bản thân ta
- Là Màu Nhiệm: Ơn gọi từ thuở đời đời – hiện diện và biến đổi trong thời gian – Và được thăng hoa trở về với vĩnh cửu 
- Là Màu Nhiệm: Chúa mời gọi – Ta có tự do đáp trả
- Là Màu Nhiệm: Thiên Chúa cài đặt ước mơ của Ngài vào đời ta = Ơn gọi của Giuse trong cựu ước 


* Màu Nhiệm trong ơn gọi Tông đồ giáo dân
Tông đồ giáo dân với 3 bí tích khai tâm là những người tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ, vương giả của Chúa Kitô trong chức linh mục phổ quát 
Màu Nhiệm Chúa Kitô nơi tông đồ giáo dân với tính Cách Trần Thế của Người giáo dân 
Tính cách trần thế của tông đồ giáo dân – Khác với hàng giáo sĩ với chức thánh – Khác với hàng tu sĩ với 3 lời khấn – Người giáo dân sống giữa đời
Màu nhiệm Thiên Chúa: (*) Nhập Thể để hiện diện với con người. (*) Thiên Chúa Nhập Thế để phục vụ con người – (*) Thiên Chúa chịu Khổ nạn để giải thoát con người – (*) Và Thiên Chúa Phục Sinh là niềm hy vọng của con người = Biến đổi từ Thiên Chúa trở thành con người để biến đổi con người trở thành con Thiên Chúa.
Sứ vụ: (*) Thánh Hóa bản thân giữa trần thế để thánh hóa trần thế = là muối – là men – là ánh sáng. (*) Hình thành nên Gia đình của Thiên Chúa nơi cộng đoàn (gia đình – giáo xứ - xã hội)


* Xây Dựng Cộng Đoàn Màu Nhiệm
Đức tin: Tuyên xưng + Cử Hành + Sống + Làm Chứng
1) Thánh Kinh: Lời Chúa – Giáo Lý – Giáo huấn
2) Thánh Thể: Sự hiện diện và hy tế
3) Thánh Vụ: bổn phận phục vụ và bác ái
4) Hội Thánh: Sự hiệp thông
5) Thánh Mẫu: Lòng sùng kính đạo đức
Hình ảnh ngụ ngôn: Lò Lửa 
Tính cách Tử Đạo của Cộng Đoàn Màu Nhiệm
Hòa Giải và Canh Tân = tự hủy và tử đạo

Câu chuyện về Người cha và đứa con ngỗ nghịch
1) Khiêm Nhường chớ kiêu ngạo
2) Rộng rãi chớ hà tiện
3) Giữ mình sạch sẽ chớ mê dâm dục
4) Hay nhịn chớ hờn giận
5) Kiêng bớt chớ mê ăn uống
6) Yêu người chớ ghen ghét
7) Siêng năng chớ làm biếng

HĐMV Giáo Xứ
Nhà: Nhà Ta – Nhà người – Nhà Chúa
Từ 7 bài học khi lập nghiệp (trích Tam Quốc @ Diễn Nghĩa trang 15 -40) cho kỹ năng sống của HĐMV Giáo Xứ

Vận Mệnh từ trái trứng chim ưng lưu lạc trong ổ gà:
 * Gieo hạt tư tưởng – Thu hoạch hành vi 
* Gieo hạt hành vi – Thu hoạch thói quen 
*Gieo hạt thói quen – Thu hoạch tính cách 
*Gieo hạt tính cách – Thu hoạch vận mệnh

Tự giúp mình thì trời sẽ giúp = nhận được vận may
* Người tự giúp mình coi thường khó khăn khiến người khác kính phục và cổ vũ
* Người tự giúp mình giành được sự yêu mến của người khác và sự giúp đỡ
* Người tự giúp mình cuối cùng sẽ thành công nên được người khác sẵn sàng ủng hộ
* Người tự giúp mình là người ân nghĩa và lôi kéo sự giúp đỡ của người khác nhiều hơn nữa

Lòng yêu thương sẽ tạo dựng hạnh phúc
* Câu chuyện nhà côn trùng học và nhà lái buôn – Bạn để tâm ở đâu, tài sản bạn ở đó
* Câu chuyện cục nam châm – Khối nam châm chính là trái tim - Cần một trái tim tin yêu cuộc sống, ta sẽ nhận ra rằng mỗi ngày ta đều có thể thu hoạch và tích lũy niềm vui và cuộc sống của ta không thiếu những điều hữu ích, những điều tốt đẹp, những điều hạnh phúc

Làm một người được yêu mến – 
* Câu chuyện chú chó cô độc = Nếu ta xử tốt với người, người sẽ xử tốt với ta. Nếu ta khinh thường người, người sẽ trả đũa ta
* Bí quyết được yêu mến: (*) Biết mỉm cười; (*) Biết chào hỏi thân mật; (*) Chủ động giúp người khác cách chân thành; (*) Hãy đổi xử với người bằng tấm lòng khoan dung và thông cảm; (*) Đối xử tốt với người là đối xử tốt với chính mình

Điều kỳ diệu bên trong vỏ trứng 
* Trong cái chất lỏng của lòng trứng có ẩn chứa những điều kỳ diệu của cuộc sống đang phát triển
* Tiềm năng của một người phải trải qua bồi dưỡng mới trở thành tài hoa và ưu điểm để làm cho đời mình thêm phong phú và sự đóng góp của mình cho cuộc đời trở nên hữu ích

 Dồn hết tâm sức - 
* Câu chuyện chú nhóc chơi trò chơi xây công viên
* Sống tích cực với óc sáng tạo và cầu tiến - Thực hiện tối đa những gì có thể thực hiện (đừng làm tối thiểu những gì phải làm)
* Hãy sống như ngày mai sẽ chết và hãy làm việc như không bao giờ chết
* Luôn tự hỏi mình đã cố gắng hết sức chưa

Để tâm hồn luôn dâng tràn cảm xúc 
* Ly nước đục và ly nước trong - những tư tưởng tiêu cực và những tư tưởng tích cực.
* Ly nước đục với những phiền muộn, lo âu, bi quan, yếm thế … được thay thế bằng dòng nước trong với niềm vui, hy vọng, lạc quan, yêu đời…
* Đừng hoài nghi thành công - Hãy để tâm hồn dâng tràn cảm xúc và chú tâm đến thành quả cuối cùng. 

Cảm nghiệm: 
 * Xây dựng giáo phận như gia đình của Thiên Chúa
* Cây thánh giá đeo trên ngực

Lời Chúa: Ga 1, 1-11 = 
Có một người được TC sai đến tên là _________


Ơn Xin
* Ý thức được phẩm giá của người giáo dân, được mời gọi xây dựng Công Đoàn theo gương các thánh tử đạo VN

Suy tư và Trao đổi: Hãy ứng dụng 7 bài học khi lập nghiệp trích từ Tam Quốc @ Diễn Nghĩa cho kỹ năng sống của HĐMV Giáo Xứ trong việc xây dựng một cộng đoàn màu nhiệm theo gương các thánh tử đạo Việt Nam.
......................................................................................................................................................................................................................................................................


Bài thứ hai : PHẨM GIÁ CỦA GIÁO DÂN TRONG GIÁO HỘI – MÀU NHIỆM
(Trích từ Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân
Của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II)

 


Giáo dân là ai ?
Số 2: “Danh hiệu giáo dân ở đây được hiểu là tất cả những kitô-hữu không thuộc hàng giáo sĩ và bậc tu trì được Giáo Hội công nhận. Nghĩa là những kitô-hữu đã được tháp nhập vào thân thể Chúa Kitô nhờ phép thánh tẩy, đã trở nên Dân Thiên Chúa, và tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Chúa Kitô theo cách thức của họ ; họ là những người đang thực hiện sứ mệnh của toàn dân Kitô-giáo trong Giáo Hội và trên trần gian theo phận vụ riêng của mình”.
    Đức Giáo hoàng Piô XII đã khẳng định “Các tín hữu, và chính xác hơn, các giáo dân…là những người trước hết phải có một ý thức luôn luôn sáng suốt hơn rằng không những mình thuộc về Giáo Hội, mà còn là Giáo Hội, tức là cộng đồng tín hữu trên trần gian, dưới sự lãnh đạo của một vị thủ lãnh chung là Đức Giáo hoàng, và các vị Giám mục hiệp thông với ngài. Họ là Giáo Hội.

Giáo dân và tích cách trần thế
Số 8. Nơi người giáo dân, phẩm giá chung của bí tích thánh tẩy có một thể thức khác, phân biệt nhưng không tách biệt họ với linh mục, tu sĩ nam nữ. Công Đồng Vatican II đã chỉ rõ thể thức này ở trong tính cách trần thế : “Tính cách trần thế là tính cách riêng biệt và đặc thù của giáo dân”.
    Một cách cụ thể, Công Đồng nói về cảnh sống trần thế của giáo dân bằng cách trình bày cảnh sống ấy, trước tiên, như là môi trường trong đó họ được Thiên Chúa mời gọi : “Đó là nơi Thiên Chúa gọi họ” - Giáo dân sống giữa trần gian, nghĩa là dấn thân vào tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngòai xã hội, tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ”. Công Đồng cũng khẳng định : “Chính Ngôi Lời Nhập Thể đã muốn chia sẻ tình liên đới nhân loại... Ngài đã thánh hóa những mối liên hệ của con người, nhất là những liên hệ thuộc về gia đình, là nguồn gốc phát sinh những liên hệ xã hội. Ngài đã muốn tuân phục các luật lệ của quê hương và sống cuộc sống của thợ thuyền với người đương thời nơi quê hương Ngài”.
    Như vậy, “trần gian” trở thành môi trường và phương tiện cho ơn gọi Kitô-giáo của giáo dân, bởi vì chính nó được dành để tôn vinh Thiên Chúa Cha trong Đức Kitô. Thực vậy, giáo dân được “Thiên Chúa kêu gọi để, dưới sự hướng dẫn của tinh thần phúc âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình; và như thế, với lòng tin cậy mến sáng ngời, nhất là với chứng tá đời sống, họ tỏ lộ Chúa Kitô cho kẻ khác”. Như vậy, trong tình huống của họ, giữa trần gian, Thiên Chúa tỏ bày chương trình của Ngài và thông đạt cho họ ơn gọi riêng là “tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách quản trị các việc trần thế và xếp đặt chúng theo ý Thiên Chúa”.
    Chính theo nhãn quan này, các Nghị Phụ Thượng-hội-đồng đã tuyên bố : “Vậy, tính cách trần thế của giáo dân phải … được hiểu dưới ánh sáng của hành vi sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa, Đấng đã trao phó thế giới cho con người, nam cũng như nữ, để họ tham dự vào công cuộc sáng tạo, giải phóng tạo vật khỏi ảnh hưởng của tội lỗi, và để họ thánh hóa bản thân trong đời sống hôn nhân hay độc thân, trong gia đình, nghề nghiệp và trong các họat động xã hội khác”.
    Vị trí của người giáo dân trong Giáo Hội được xác định tự nền tảng của nó bắt đầu từ sự mới mẻ Kitô-giáo và có nét đặc trưng là tính cách trần thế của nó.
    Các hình ảnh trong Tin Mừng về muối, ánh sáng và men, mặc dầu áp dụng cho mọi môn đệ của Đức Giêsu, không phân biệt ai, thế nhưng chúng được áp dụng một cách hoàn toàn đặc biệt cho giáo dân. Đó là những hình ảnh có ý nghĩa lạ lùng , bởi vì không những chúng diễn tả sự tháp nhập cách sâu xa và sự tham dự trọn vẹn của giáo dân trên trái đất vào trần gian, vào cộng đồng nhân loại, nhưng nhất là diễn tả sự mới mẻ và độc đáo của một sự hội nhập và một sự tham dự hướng đến việc phổ biến Tin Mừng cứu độ.

Những người được mời gọi nên thánh
9. Chúng ta sẽ thấy trọn vẹn phẩm giá của giáo dân nếu xem xét ơn gọi đầu tiên và căn bản được Chúa Cha gửi đến mỗi người trong họ trong Đức Giêsu-Kitô, qua trung gian Thánh Thần : đó là ơn gọi nên thánh, tức là ơn gọi đạt đến đức ái trọn hảo.      
    Trong Giáo Hội, tất cả mọi người, chính vì là phần tử của Giáo Hội, nên lãnh nhận và vì vậy tham dự vào ơn gọi chung là nên thánh. “Tất cả các kitô-hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô-giáo và tiến đến sự trọn lành đức Ái”; “Mọi kitô-hữu đều được kêu mời và có bổn phận nên thánh và nên trọn lành theo bậc sống mình”.
    Đời sống theo Thần Khí, mà hoa trái là sự thánh hóa (Rm 6,22 ; x. Gl 5,22) khơi lên nơi tất cả và từng người đã lãnh nhận bí tích thánh tẩy khát vọng và đòi hỏi phải nối gót và noi gương Đức Giêsu-Kitô, qua việc đón nhận các Mối phúc thật của Ngài, lắng nghe và suy gẫm Lời Chúa, tham dự cách có ý thức và chủ động vào đời sống phụng vụ và bí tích của Giáo Hội, chuyên chăm việc cầu nguyện cá nhân, gia đình và cộng đồng, đói khát sự công chính, thực hành giới luật yêu thương trong mọi hoàn cảnh đời sống và trong việc phục vụ các anh em, đặc biệt những người hèn kém, nghèo khó và đau khổ.

Thánh hóa bản thân trong trần gian
10.  Các Nghị Phụ Thượng-hội-đồng đã tuyên bố : “Sự thống nhất đời sống của giáo dân là cực kỳ quan trọng. Thực vậy, họ phải tự thánh hóa bản thân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống nghề nghiệp và xã hội. Để có thể đáp ứng ơn gọi của mình, giáo dân phải coi cuộc sống hằng ngày của mình như một cơ hội kết hiệp với Thiên Chúa và chu tòan thánh ý Người, đồng thời coi đó là cơ hội phục vụ người khác, bằng cách đưa họ về hiệp thông với Thiên Chúa trong Đức Kitô”

 Người giáo dân phải hiểu và sống ơn gọi nên thánh không hẳn như nghĩa vụ đòi buộc và không thể tránh né, cho bằng như một dấu chỉ sáng chói về tình yêu vô biên của Chúa Cha, Đấng đã tái sinh họ vào đời sống thánh thiện của Ngài. Một ơn gọi như thế, cùng với những điều kiện nói trên, phải được xác định như một yếu tố thiết yếu và không thể tách rời của đời sống mới trong bí tích thánh tẩy, và vì thế, như một yếu tố cấu tạo nên phẩm giá của họ. Đồng thời, ơn gọi nên thánh cũng liên hệ mật thiết tới sứ vụ và trách nhiệm đã được trao phó cho giáo dân trong Giáo Hội và trong thế giới. Thực thế, việc nên thánh, phát xuất từ việc tham dự vào đời sống thánh thiện của Giáo Hội, cũng góp phần hàng đầu và căn bản vào việc xây dựng Giáo Hội, xét như sự “Hiệp Thông Các Thánh”. 

Các Nghị Phụ đã khẳng định :
“Ước mong các Giáo Hội địa phương, nhất là các Giáo Hội trẻ, hãy lưu tâm tìm ra, trong số các phần tử của mình, những người nam và nữ đã làm chứng về sự thánh thiện giữa những hoàn cảnh như thế (sống thường nhật giữa đời và trong bậc vợ chồng) và có thể nên gương cho người khác, để, khi có cơ hội, đề nghị tôn phong chân phước và hiển thánh cho những người ấy”.
 Phẩm giá kitô-hữu, nguồn mạch của sự bình đẳng giữa mọi thành phần trong Giáo Hội, bảo đảm và thúc đẩy tinh thần hiệp thông và huynh đệ, đồng thời trở nên nguồn mạch âm thần mạnh mẽ của sự năng động tông đồ và truyền giáo của giáo dân. Đó là một phẩm giá có tính đòi buộc, phẩm giá của những người thợ được Chúa kêu gọi làm vườn nho. Công Đồng tuyên bố : “Nhiệm vụ cao cả của mọi giáo dân là làm cho ý định cứu độ của Thiên Chúa ngày càng lan tới tất cả mọi người ở mọi thời và mọi nơi”.

...........................................................................................................................................................................................................


Bài thứ ba : XÂY DỰNG CỘNG ĐOÀN HIỆP THÔNG NOI GƯƠNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM


I. HIỆP NHẤT TRONG CỘNG ĐOÀN TÍN HỮU
 Gíao hội sơ khai: “Các tín hữu chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự nghi thức bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42)
Các mô hình tổ chức cộng đoàn Kitô hữu
* Giáo hội theo hình kim tự tháp
* Giáo hội Hội đồng Mục Vụ Giáo Xứ
* Giáo hội của các đoàn thể
* Giáo hội thức tỉnh
            * FABC:Giáo Hội Tham gia-Đồng trách nhiệm-Hiệp thông.

 Sự hiện diện của Linh mục giữa cộng đoàn
* Là hiện thân của Chúa Kitô – Là người của giáo hội  - Là đại diện của giám mục giáo phận – là anh chị em với cộng đồng
* Là nhân tố thiết yếu trong các cộng đoàn tín hữu để xây dựng một cộng đoàn Tham gia, đồng trách nhiệm và hiệp thông vì sứ vụ của Chúa Kitô trên trần thế
* Linh mục thuộc về cộng đoàn như một thành viên trong gia đình (không như quán trọ qua đường) – Với đức ái mục tử, linh Mục trở thành cha mẹ - thày - là bạn đồng hành của tập thể và của cá nhân giáo dân

II. XÂY DỰNG SỰ HIỆP NHẤT TRONG CỘNG ĐOÀN
 Công đồng Giêrusalem: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định…” (Cv 15, 28) 
1) Căn tính Chức Linh mục hiệp nhất cộng đoàn: Tham gia trong chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô – chức linh mục thừa tác (linh mục đoàn) và chức linh mục phổ quát (cộng đoàn) – Thân thể nhiệm màu của Đức Kitô
2) Sứ Vụ Hội Thánh (từ Chúa Kitô) liên kết mọi thành viên trong cộng đoàn: đồng trách nhiệm vì sứ vụ - Sinh hoạt cộng đoàn
3) Đời sống thiêng liêng (Kết hợp với Thiên Chúa như cành nho và cây nho) hiệp thông cộng đoàn – Sinh hoạt phượng tự
4)  Nếu người anh em của con trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình với nó mà thôi …(Mt 18,15-17)
5) “ Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”: Tha thứ cho nhau là một trong những nỗ lực cần thiết để xây dựng sự hiệp nhất. Tha Thứ là một hành vi tử đạo
6) Sinh hoạt nhân sinh tập thể: Hiện diện trong các sự kiện của cá nhân hay của tập thể

III. NGUY CƠ CHIA RẼ NHẤT TRONG CỘNG ĐOÀN
 Nguyên nhân chia rẽ trong  cộng đoàn
* Vì tính so sánh và ganh đua, đặc biệt của người VNam
* Sự ganh tỵ trong tổ chức của cộng đoàn
* Sự khác biệt giữa những thế hệ Kitô hữu
* Sự khác biệt về môi trường sống 
* Khác biệt về nguồn gốc, văn hóa, và giáo dục
* Vì sự khác biệt tính tình
* Vì khác biệt về tuổi tác (già / trẻ)
* Bởi chính lãnh đạo (giáo dân – tu sĩ – giáo sĩ) (Ông Giacop) 
Nguyên nhân sâu xa trong tập thể tông đồ “Tham vọng” 
Câu chuyện: Thế võ Judo
 Hiệu quả tai hại của tình trạng chia rẽ:
* Tạo nên cục bộ và phe cánh trong cộng đoàn
* Làm mất uy tín của cộng đoàn
* Đe dọa sự thăng tiến của cộng đoàn 
* Làm giảm hiệu năng phục vụ của cộng đoàn
* Phản chứng và là gương xấu, nhất là cho giới trẻ
* Ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến đời sống thánh thiện và đạo đức của cộng đoàn
* Ảnh hưởng trực tiếp đến sứ vụ Loan báo Tin Mừng của cộng đoàn

IV. HIỆP NHẤT TRONG MỘT HỘI THÁNH (Từ Ước mơ về một hội thánh của Tôi Tớ Chúa Hồng Y Phanxicô Savie (Chứng nhân hy vọng trang 53-54)
Hội Thánh là gia đình của Thiên Chúa trên đường lữ hành tiến vào Nước Thiên Chúa 
Hội Thánh là cửa thánh mở rộng đầy lòng thương xót và cảm thông để tìm an ủi mọi đau khổ của nhân loại 
Hội Thánh là Lời Chúa mở sách Tin Mừng ra bốn góc trời trong công cuộc Loan báo Tin Mừng
Hội Thánh là Bánh Thánh Thể cho mọi người được ăn, để cho thế giới được sống và sống dồi dào
Hội Thánh là sự say mê xây dựng sự hiệp nhất và bình an cho mình và cho thế giới như Chúa Kitô ước nguyện 
Hội Thánh mang trong tâm hồn lửa của Thánh Linh để có tự do, có đối thoại, nhất là với giới trẻ, với người nghèo, để là muốn là men là ánh sáng trong xã hội ngày nay
Hội Thánh là chứng nhân của niềm hy vọng và tình thương

V. HĐMV XÂY DỰNG CỘNG ĐOÀN HIỆP THÔNG VỚI TINH THẦN TỬ ĐẠO
Hình ảnh cộng đoàn hiệp thông – Chiếc thùng gỗ: Một chiếc thùng gỗ đựng được bao nhiêu nước hoàn toàn tùy thuộc vào độ dài của thanh gỗ ngắn nhất chứ không phải thanh dài nhất – nghĩa là tùy vào độ khít của những mối ghép giữa các thanh gỗ. Các thanh gỗ đó hở hoặc hở to thì thùng củng không thể đựng được đầy nước.
Sức mạnh của một tập thể không chỉ quyết định bởi năng lực của những thành viên ưu tú mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp tương trợ giữa các thành viên với nhau, như vậy cần tạo nên một tập thể vững mạnh, cân bằng, và chặt chẽ. 
5 bí quyết xây dựng cộng đoàn hiệu năng trong hoạt động
1) Tạo mội trường thuận lợi cho mọi người hoạt động
2) Tạo niềm tự hào chung cho cả cộng đoàn
3) Phân công vai trò phù hợp năng lực
4) Khuyến khích óc cầu tiến của cá nhân và tập thể
5) Đáng giá học kinh nghiệm cách khoa học 
Sắc thái của người lãnh đạo trong HĐMV 
1) Chân thực và nhiệt tình  trong vai trò lãnh đạo
2) Nhấn mạnh đến tính chủ động làm việc cấp dưới
3) Ý thức tập thể cao với đường hướng tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ
4) Tích lũy thông tin, quản lý thông tin, và chia sẻ thông tin cách khôn ngoan
5)Xây dựng một bầu khí cộng đoàn có sự thông hiểu, thông cảm, chia sẻ và tin tưởng nhau
HĐMV Lãnh Đạo Cộng Đoàn: Quan tâm đến con người
1) Biết vỗ tay tán thưởng thành công
2) Thể hiện sự quan tâm cách cụ thể
3) Biết sử dụng quà tặng
4) Khích lệ và hỗ trợ để hoàn thành sứ vụ
5) Biết lắng nghe = Gần gũi và đồng hành
Tham gia hiệp thông đồng trách nhiệm xây dụng cộng đoàn hiệp thông theo hiến chương Nước Trời – 8 mối phúc thật: 1) Tinh thần khó nghèo; 2) Hiền lành; 3) Sám hối; 4) Khát khao sự công chính; 5) Xót thương; 6) Lương tâm ngay thẳng; 7) Yêu chuộng hòa bình; 8) Chấp nhận hy sinh từ bỏ

Bài học từ cây viết chì và hộp viết chì màu

Con có uống chén đắng thầy sắp uống không? Con có chịu phép rửa Thầy sắp chịu không? – Con người đến không phài để được phục vụ, nhưng là phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người.

Cây Thập Giá là lời mời gọi cho sự hiệp nhất

............................................................................................................................................................................................................................................................


Bài thứ bốn : SỰ THAM GIA CỦA GIÁO DÂN VÀO ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI – HIỆP THÔNG

(Trích từ Tông huấn Kitô Hữu Giáo Dân chương II)

 

Mầu nhiệm Giáo Hội – Hiệp Thông
Số 18 - Sự hiệp thông giữa Chúa Con với Chúa Cha trong ân huệ của Chúa Thánh Thần chính là kiểu mẫu, nguồn mạch và cùng đích của sự hiệp thông giữa các kitô-hữu với Đức Giêsu. Trong sự hiệp thông huynh đệ này, Chúa Giêsu cho thấy sự phản ánh kỳ diệu và sự tham dự cách mầu nhiệm vào đời sống tình yêu thâm sâu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu cầu nguyện cho sự hiệp thông này : "Xin cho tất cả nên một, lạy Cha, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con" (Ga 17,21).

Công Đồng và Giáo-hội-học hiệp thông
Số 19 - Các hình ảnh Thánh Kinh về Giáo Hội – Hiệp Thông: chuồng chiên, đàn chiên, cây nho, tòa nhà thiêng liêng, thành thánh. Đặc biệt, nhiều đọan văn Công Đồng lấy hứng từ giáo lý luôn sống động và hấp dẫn của hình ảnh thân thể, đã được thánh Phaolô trình bày. Dựa vào tòan bộ lịch sử cứu độ, Công Đồng cũng trình bày Giáo Hội như là Dân Thiên Chúa.
    Giáo Hội – Hiệp Thông là dân “mới”, dân “thiên sai”, dân “có vị thủ lãnh là Đức Kitô ... Địa vị dân này là được vinh dự và tự do làm con cái Thiên Chúa ... Luật của họ là giới răn mới : phải yêu thương nhay như chính Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta ... Sau cùng, vận mệnh của họ là Nước Thiên Chúa ... và dân tộc ấy được Chúa Kitô thiết lập để thông dự vào sự sống, bác ái và chân lý”. Mối dây liên kết các thành phần trong Dân mới với nhau – trước tiên là với Đức Kitô – không phải là liên hệ theo “xác thịt” và “máu huyết”, nhưng là liên hệ theo tinh thần, đúng hơn là trong Chúa Thánh Thần, Đấng mà mọi người đã được rửa tội đều lãnh nhận (x. Ge 3,1).
    


Một sự hiệp thông - khác biệt và bổ túc
Số 20 - Người giáo dân “không có quyền tự khép kín, sống đời sống thiêng liêng đơn độc ngoài cộng đồng, trái lại họ phải sống một tinh thần không ngừng chia sẻ với người khác, với ý thức mãnh liệt về tình huynh đệ, trong niềm vui vì có cùng một phẩm giá như nhau và trong nỗ lực cộng tác với người khác để phát huy kho tàng vô tận đã thừa hưởng. Thần Khí Chúa ban cho giáo dân, cũng như các người khác, nhiều đặc sủng, Ngài kêu gọi họ tham gia nhiều tác vụ và trách vụ khác nhau. Thánh Thần nhắc nhở họ, cũng như nhắc nhở các thành phần khác có tương quan với họ, rằng nét đặc thù của giáo dân không phải là một sự bổ túc về phẩm giá, nhưng là được ban một năng cách đặc biệt và bổ túc để phục vụ ...  Vì vậy, các đoàn sủng, các tác vụ, trách vụ và dịch vụ của giáo dân được thể hiện trong sự hiệp thông. Đó là những ơn phong phú được ban thêm vì lợi ích của tất cả mọi người, dưới sự hướng dẫn khôn ngoan của các Chủ Chăn”.

Các tác vụ và đoàn sủng : những ân huệ do Thánh Thần ban cho Giáo Hội Các tác vụ, chức vụ và nhiệm vụ
Số 21 - Thư thứ nhất gửi tín hữu Corintô: “Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các tông đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy...” (1 Cr 12,28). Và trong thư gửi tín hữu Ephêsô, chúng ta đọc thấy : “Mỗi người chúng ta nhận được ân sủng tùy theo mức độ Đức Kitô ban cho ... Và chính Người đã cho kẻ này làm tông đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ. Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng Thân Thể Đức Kitô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô” (Ep 4,7.11-13 ; x. Rm 12,4-8). 

Các tác vụ do bí tích Truyền Chức
    Các tác vụ được tấn phong là một ân sủng lớn lao cho đời sống và sứ mệnh của toàn thể Giáo Hội, trước khi là ân sủng cho riêng người được tấn phong. Các tác vụ ấy thực hiện và bày tỏ sự tham dự vào chức Linh Mục của Đức Kitô, và tự bản tính chứ không phải trong mức độ, sự tham dự đó khác với sự tham dự do bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức được ban cho tất cả mọi tín hữu. Đàng khác, như Công Đồng Vatican II nhắc nhở, cùng đích chính yếu của chức tư tế thừa tác là chức tư tế vương giả của mọi tín hữu và hướng về chức tư tế này.

Các tác vụ, chức vụ và nhiệm vụ của giáo dân
Số 23 - Sứ vụ cứu độ của Giáo Hội trong thế giới được thực hiện không những nhờ các thừa tác viên đã lãnh bí tích Truyền Chức Thánh, nhưng còn nhờ tất cả mọi giáo dân: các giáo dân, mỗi người theo mức độ của mình, tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Đức Kitô.
    Vì thế, các vị chủ chăn có bổn phận phải nhìn nhận và cổ võ các tác vụ, chức vụ và nhiệm vụ của giáo dân, những chức vụ và nhiệm vụ này đặt nền tảng trên bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, hơn nữa, đối với phần đông trong số họ, còn thêm bí tích Hôn Phối.
        
Các đoàn sủng

Số 24 - "Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung. Người thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy, người thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày. Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin; kẻ thì cũng được chính Thần Khí duy nhất ấy ban cho những đặc sủng để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri ; kẻ thì được ơn phân định thần khí ; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ" (1 Cr 12,7-10 ; x. 1 Cr 12,4-6. 28-31 ; Rm 12,6-8 ; 1 Pr 4,10-11).
    Dù đặc biệt hay bình thường và khiêm tốn, các đoàn đều là những ân sủng của Thánh Thần, trực tiếp hay gián tiếp đem lại một lợi ích cho Giáo Hội, hướng về việc xây dựng Giáo Hội, thiện ích của con người và nhu cầu của thế giới.
    
Sự tham dự của giáo dân vào đời sống Giáo Hội - 
Giáo xứ
Số 26 - Trước hết, “giáo xứ là gia đình của Thiên Chúa, là cộng đoàn huynh đệ chỉ có một tâm hồn”. Giáo xứ là “mái ấm gia đình, huynh đệ và niềm nở”, là “cộng đoàn các tín hữu”. Tóm lại, giáo xứ được xây dựng trên một thực tại thần học, vì đó là một cộng đồng Thánh Thể. Thánh Thể là nguồn gốc sống động cho sự thiết lập và phát triển của giáo xứ, và là mối dây bí tích để giáo xứ hiệp thông hoàn toàn với toàn thể Giáo Hội. 

Dấn thân hoạt động tông đồ trong giáo xứ
Số 27 - Sắc lệnh về Tông Đồ giáo dân viết : “Trong những cộng đồng giáo hội, hoạt động của họ cần thiết đến nỗi nếu không có nó, chính hoạt động tông đồ của các chủ chăn thường không thể đạt được kết quả đầy đủ”. 
    “Giáo xứ là một hình thức tông đồ cộng đồng kiểu mẫu, vì đó là nơi quy tụ mọi hạng người thành một cộng đoàn và đem họ vào tinh thần đại đồng của Giáo Hội. Giáo Hội nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình trong các hoạt động của giáo xứ. Họ cũng nên tập quen trình bày với cộng đoàn giáo hội về những vấn đề riêng của cộng đoàn mình hay của cả thế giới, hoặc những vấn đề liên quan đến ơn cứu độ con người, để cùng nhau góp ý kiến, nghiên cứu và giải quyết. Họ cũng phải tùy khả năng mà trợ giúp những công cuộc tông đồ và truyền giáo của gia đình Giáo Hội địa phương”.  
    Công Đồng ám chỉ đến việc xem xét và giải quyết các vấn đề mục vụ “với sự tham gia của mọi người”, điều ám chỉ này phải được triển khai một cách tương xứng và có hệ thống qua việc đề cao một cách chân thành nhất, rộng rãi nhất và chắc chắn nhất, những hội đồng mục vụ giáo xứ đã được các Nghị Phụ Thượng-hội-đồng nhấn mạnh rõ ràng và chính đáng.
    Nếu giáo xứ là Giáo Hội được ươm trồng giữa các ngôi nhà của con người, thì giáo xứ phải sống và sinh hoạt gắn bó mật thiết với xã hội con người và liên đới sâu xa với những khát vọng cũng như thảm trạng của họ. Rất nhiều khi bối cảnh xã hội, nhất là trong một số nước và một số môi trường, bị giao động mạnh do những thế lực làm tan rã và phi nhân hóa : con người trở nên lầm lạc và mất hướng, nhưng tự thâm tâm, họ vẫn luôn luôn ước vọng được cảm nghiệm và vun đắp những tương quan huynh đệ và nhân bản hơn. Giáo xứ có thể đáp ứng được ước vọng đó nếu, nhờ sự tham gia tích cực của giáo dân, giáo xứ trung thành với ơn gọi và sứ vụ nguyên thủy của mình : giữa thế gian, là “nơi” hiệp thông các tín hữu, đồng thời là “dấu chỉ” và “khí cụ” của lời mời gọi mọi người sống hiệp thông ; nói tóm lại, giáo xứ phải là ngôi nhà rộng mở để đón nhận mọi người và phục vụ mọi người, hay như kiểu nói ưng ý của Đức Gioan XXIII, giáo xứ là giếng nước đầu xóm, nơi mọi người đến giải khát.

Gm. Giu-se Trần Văn Toản

 
Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...